Đây là một tác phẩm thư pháp mà mình rất thích và cũng là tác phẩm ngốn rất nhiều thời gian của mình. Thông thường trong những lần viết những tác phẩm dài, người viết phải rất cẩn thận về bố cục và độ lớn bé của mỗi con chữ, vì chỉ cần viết hơi to hoặc hơi nhỏ một chút thôi, toàn bộ tác phẩm có thể bị thừa hoặc thiếu. Chính vì thế để viết thư pháp tốt đặc biệt là các tác phẩm như thế này, mình phải cố gắng nhiều trong việc căn chỉnh từng chữ sao cho hợp lý.
Vội đến, vội đi, vội nhạt nhòa
Vội vàng sum họp vội chia xa.
Vội ăn, vội nói rồi vội thở
Vội hưởng thụ mau để vội già.
Vội sinh, vội tử, vội một đời
Vội cười, vội khóc vội buông lơi.
Vội thương, vội ghét, nhìn nhau lạ!
Vội vã tìm nhau, vội rã rời…
Vội bao nhiêu kiếp rồi vẫn vội
Đuổi theo hạnh phúc cuối trời xa.
Ngoài hiên, đâu thấy hoa hồng nở
Vội ngày, vội tháng, vội năm qua.
Cứ thế nghìn thu đời vẫn vội
Mặt mũi ngày xưa không nhớ ra.
”Đáy nước tìm trăng” mà vẫn lội
Vội tỉnh, vội mê, vội gật gà…
Vội quên, vội nhớ vội đi, về
Bên ni, bên nớ mãi xa ghê!
Có ai Giác lộ bàn chân vội
”Hỏa trạch” bước ra, dứt não nề…
--------------------------------
Lẽ thường ở đời ai ai cũng muốn nhanh chóng làm được nhiều điều 1 cách nhanh chóng, làm nhanh như thế là tốt nhưng nhanh như thế lại khiến mình sống thật nhạt, bỏ qua những hạnh phúc giản dị, tình yêu thương và bình yên quanh ta, đôi khi chỉ quay cuồng chạy theo những thứ hư ảo có đó rồi lại mất, đến khi chợt nhìn lại thì ta đã già, đánh mất khoảng thời gian đẹp đẽ nhất của cuộc sống.
Khi ta chạy thì hạnh phúc cũng chạy theo
Khi ta đứng yên thì hạnh phúc đứng đó mĩm cười với ta.
Cảm nhận của một GEN Z
Tui
đẻ ở Sài Gòn, nơi mà dù đứng ở bất kì góc đường nào, tui cũng thấy người ta hối
hả chạy. Từ nhỏ đến lớn tui cũng vậy, ra khỏi trường thì sẽ chạy đến chỗ học
thêm, vượt từng ngõ phố với ổ bánh mì còn nhai nhồm nhoàm.
Ở
Sài Gòn, thấy nhịp sống hối hả là quá bình thường, đó là cái riêng, cái chất của
mỗi con người ở đây. Nhiều khi tui thấy nó quá tiện lợi, tui đi ăn, chừng vài
phút nhỏ nhặt là có sẵn trên bàn. Tui đi mua đồ, nhiều khi còn không cần phải
nói chuyện với nhân viên, mà bấm bấm mấy cái lên màn hình là xong.
Rồi
tui về ngoại, tui phải nấu cơm bằng bếp củi, nồi đất. Tui mất tầm nửa tiếng để
nhúm được mớ củi đó, rồi ngồi ôm cái bếp luôn, chớ chạy việc vặt là bếp tắt hổng
hay. Nấu có nồi nước sôi, mà tui giang khổ gì đâu, trong khi ở nhà tui là rót
vào ấm điện rồi ấn nút, xong kệ nó.
Cái
tui thấy biết ơn, nhờ cái nồi cơm nhà tui, nhờ cái ấm điện, máy nước nóng nhà
tui, nhờ cái sự vội vàng nhanh chóng của tụi nó, mà tui đỡ biết bao nhiêu thời
gian công sức.
Thế
hệ genz của tui là một trong những thế hệ diễn ra nhanh, cập nhật xu hướng, suy
nghĩ và phát triển cực kì nhanh. Chỉ cần không cập nhật thôi là mai tui tối cổ
liền, không hòa nhập được với đồng loại, càng không ý thức được những chiêu trò
dẫn dắt, lừa đảo mới mà né. Cho nên tui rất ok với sự vội vàng hiện nay, nó vốn
dĩ không phải điều gì xấu, nếu mình hòa nhập cho đúng.
Chứ
tan luôn là thấy bà luôn.
Ngược
lại, vội đúng lúc chậm đúng chỗ.
Câu chuyện 1
Hồi
đó á, tui học và dạy Tiếng Anh, thấy mấy bạn đi nhanh quá trời. Thường thì
không có chịu học kỹ căn bản, mà chỉ thích là trong vòng bao nhiêu tháng thì sẽ
đạt bao nhiêu chấm. Cái lúc tui test đầu vào, tui cũng hú hồn, chồi ôi thiên
tài nhiều dữ vậy?
Mà mấy
bạn cũng tinh thông lắm, giỏi lắm. Tui thấy điểm bài test rất tốt, chứng tỏ là
các bạn có năng lực hẳn hoi, chỉ có điều cái căn bản nhất lại không có. Thế là
học Tiếng Anh để có điểm, chứ không phải để sử dụng, hóa ra là cần đi lại thiệt
chậm từ đầu.
Tui
phải công nhận là, bảo 1 người thi anh văn truyền thống 10 điểm hẳn hoi, mà học
lại tròn trĩnh từng chữ hello thuở bập bẹ, thì cũng có hơi kì. Nhưng cũng không
còn cách nào khác, bởi tui thấy, muốn sử dụng được ngôn ngữ, thì phải nhuần
nhuyễn từng cái căn bản nhỏ nhoi lúc đầu. Mà quá trình này chậm lắm, không có
nhanh đâu, sửa từng khuôn miệng, từng cách nhấn nhá trong câu, và từng cách sử
dụng từ khác nhau.
Sau
một vài tháng cực khổ với cái sự khắt khe của tui, thì mí bạn cũng sử dụng được,
và hẳn là ứng dụng nhiều hơn trước đây vô cùng. Nên là ở 1 vài địa phận, chậm
đúng lúc sẽ giúp tui tiết kiệm được thời gian hơn là đi quá nhanh.
“ dục
tốc bất đạt” là câu nói ưa thích của tui, mỗi khi tui cảm thấy mình đang vì thiếu
tập trung nên trở nên vội vã. Tui hay nhắn nhủ bản thân rằng mình có đủ thời
gian để làm mọi thứ, nên cứ bình tĩnh mà làm, không vội, cũng không làm nhiều
việc cùng lúc để tiết kiệm thời gian.
Tui
chưa từng để cao sự vội vã để làm được nhiều việc hơn, trãi nghiệm sớm nhiều thứ
hơn, vì tui biết bản thân tui không có đủ cái ý thức, khả năng, cảm xúc để tiếp
thu nhiều như vậy. Tui càng không đề cao sự chậm rãi để sâu sắc hơn, bởi tui
không thích tách biệt, tui hướng ngoại, tui cần mọi người và tui thích thế giới
này.
Nên
trong cuộc đời riêng của tui, tui hay kết hợp cả 2 khía cạnh trên sao cho hài
hòa với cuộc sống này. Vận dụng tốt cả 2, thì tự động nhiều chuyện tui đỡ tốn
công tốn sức.
Câu chuyện 2
Giới
trẻ như tui không xa lạ với app hẹn hò. Cái loại nói vài ba câu rồi ra gặp mặt,
thấy dễ thương là tuần sau thành đôi, xong cãi nhau không hợp rồi chia tay á. Cả
một thanh xuân của tui chỉ để làm như thế, vì tui tin tình yêu chính là bắt đầu
yêu. Tui đâu có muốn chuẩn bị gì cho 1 tình yêu đẹp đâu, hồi đó tui hối hả lắm.
Bạn
bè tui cũng vậy, thế hệ của tụi tui là như vậy, dễ kết bạn nên cũng dễ tách rời.
Để rồi sau 10 năm, đúng, tui lẩn quẩn trong vòng tròn khép kín này hết 10 năm,
gặp gỡ không biết bao nhiêu người, để tui chán, tui ngỡ ngàng nhận ra đây không
phải là cách để tui có một tình yêu đích thực. Hình như vội vàng xác định 1 mối
quan hệ, để mình cũng coi như là có bồ như người ta, không phải là cách bắt đầu
yêu thương.
Tui
với anh người yêu tui hồi đó cũng xác định nhanh như vậy, trước khi cả 2 kịp sẵn
lòng mở lòng, vậy ra như 2 đứa trẻ con đổ mọi tội lỗi lên nhau. Cho đến 1 ngày
đẹp trời, tui hiểu ra yêu thương thì cần chầm chậm thôi, để trái tim sẵn lòng
tin tưởng, sẵn lòng trao gửi. Tui đã đi qua quá nhiều đễ rất sẵn sàng nếu bạn
này cảm thấy phải đợi lâu mà rời đi, nhưng ngạc nhiên là bạn đã ở lại, cùng tui
đi qua năm tháng, chứng kiến sự trưởng thành và thay đổi của tui.
Tình
yêu rất đẹp qua từng cái nắm tay, từng ngày cùng nhau chuyện trò. Bọn tui hiếm
khi cãi nhau, mà luôn chầm chậm ngồi đợi để giải quyết những sự khác biệt, bởi
tụi tui còn đi cùng nhau cả đời, không vội vài ngày nhỏ. Chậm rãi tận hưởng mà
mối quan hệ của tụi tui ngày càng vững hơn, đủ không gian để thấu hiểu nhau, lắng
nghe nhau, và đủ thời gian để cảm thông, nhường nhịn nhau.
Đều
là những bước đi nhỏ nhặt thôi, cần kiên trì thôi, chứ không còn vội vàng khẳng
định có hợp nhau hay không, để cho nhau lối đi riêng nữa. Vì tui biết không có
chuyện hợp đâu, chỉ có những chuyện nhỏ nhặt thôi, kiên nhẫn bên nhau những
chuyện nhỏ nhặt như vậy, chuyện lớn xé thành chuyện bé, không cần vội vàng, mới
là bền bỉ nhất.
Chuyện
tình yêu của tui rất là dễ thương, cũng rất đáng để tự hào. Tại theo tui, viêm
mãn chỉ cần như vậy, trước mắt là như vậy, chứ không còn như những cuộc chạy
đua sớm nở tối tàn của tui ngày trước.
“
Mình yêu nhau yêu nhau bình yên thôi, vì cả đời còn rất lâu để phải vội vã đi hết”
Câu chuyện 3
Tui
từng bị trầm cảm. Tui nghĩ ở nhịp điệu hối hả như giờ, ai cũng sẽ gặp vấn đề
như tui, một số căn bệnh tâm lý như rối loạn lo âu, hay 1 tâm hồn quá nhiều tổn
thương sâu sắc. Nhưng mà thường là không đủ thời gian để quan tâm đến, cũng sẽ
không thể tìm ra một ai đó đủ kiên nhẫn để ngồi lắng nghe.
Tui
luôn cần sự lắng nghe. Không chỉ nghe thôi, mà còn phải lắng với tui, hiểu tui
nói gì, nhìn thấy mọi sự hoảng loạn trong vô thức của tui, nhìn ra mọi diễn biến
trong tâm lý của tui.
Tui
nhớ vào 1 thời điểm, khi mọi thứ của tui đều rơi vào tận cùng, từ tiền bạc bết
bát, tình yêu vụn lợi, đến gia đình khắt nghiệt, tui còn không thể thở một cách
yên ổn vào mỗi ngày. Tui biết thời gian sẽ xóa nhòa, nhưng tui cũng không đủ
can đảm để không thở mỗi ngày mà đợi thời gian.
Khi ấy,
đáng lẽ ở độ tuổi tui nên bay nhảy ra xã hội, tìm chỗ đứng cho mình, thì tui
quyết định dành 2 năm chỉ ngồi lại lắng nghe bản thân mình, mà chữa lành bệnh
cho mình. Vì tui biết không ai khác yêu thương bản thân tui hơn tui cả.
Tui
bắt đầu thiền định, là tập hít thở, tập lắng đọng. Những điều này với 1 genz lướt
tiktok 15s mỗi clip như tui thật sự rất khó hòa nhập, khó hiểu, tốn thời gian.
Nhưng tui cũng đã làm nó vào mỗi ngày suốt 2 năm, chỉ để ngồi lắng nghe hết những
uất ức, những dậy sóng trào mà trước đây, vì bận quá mà tui không đủ thời gian
để nhận ra bản thân đã tổn thương như thế nào.
Và lắng
nghe không phán xét, không chỉ ra đúng sai, không bàn luận. Chỉ đơn thuần là lắng
nghe, và thấu hiểu bản thân tui. Vì sao tui lại thèm được yêu thương như vậy,
vì sao tui lại khó khăn để nhờ vả sự giúp đỡ, vì sao tui lại điên cuồng chứng
minh năng lực của bản thân. Tui lắng nghe rất lâu, rất kiên nhẫn, và tui ngỡ
ngàng nhận ra có những cảm xúc mà do tui không để ý, vô tình trở thành tổn
thương, gây ra nhiều hành động làm tổn thương người khác.
Mất
2 năm để tui có 1 tâm lý ổn định, lạc quan như 1 người bình thường khác. Tui
không biết 2 năm, người ta có thể làm được bao nhiêu chuyện, thăng tiến bao
nhiêu, kiếm bao nhiêu tiền, đi những đâu. Nhưng 2 năm rời bỏ để quay vào bên
trong của tui đã thực sự giúp tui có 1 cuộc sống nhẹ nhàng hơn vô cùng.
Sống
chậm lại khi nhận ra bản thân thực sự cần, giúp cứu mạng tui đó.
Tui
đã từng sợ rằng, bản thân vì không bắt kịp nhịp điệu sẽ bị bỏ lại, các bạn học
của tui bây giờ đã đủ năng lực để đi khắp thế giới, có người đã lập gia đình, độc
lập được cuộc sống. Đó cũng là lý do mà lúc trước tui phải vội vã như vậy, tui
lấy cái thước đo của mọi người thành mục tiêu sống của mình.
Nhưng
sau đó, tất cả những gì tui có là 1 trái tim tan nát, 1 tâm lý tiêu cực, 1 sức
khỏe yếu ớt và những mối quan hệ vì lợi ích. Những cái mà tui từng hồ hởi chạy
theo cho bằng người này người kia, không thể cứu tui thoát khỏi giai đoạn tồi tệ
đó. Nên tui vẫn thấy, người dũng cảm là người đủ khả năng sống cuộc đời khỏe mạnh
của riêng mình, mà muốn làm được, thì chậm rãi 1 chút thôi.
Câu chuyện thứ 4
Tui
từng thích trưởng thành sớm. Tui đã yêu một người lớn hơn tui rất nhiều, nên
trong cái độ tuổi đáng lẽ mà tui nên được vô tư, ngây thơ, thì tui lại cố gắng
để trưởng thành sớm, để già dặn.
Dĩ
nhiên, 1 đứa con nít mà tỏ ra mình già dặn thì cũng hơi ngầu á. Ít nhất thì
cũng không vì chiến tranh hay khủng hoảng gì mà lớn nhanh, mà là thích nói dối
để trông có vẻ là mình lớn rồi. Hóa ra cũng có người tin đó chớ, có điều hồi đó
nếu mà tiếp xúc với tui lâu thì người ta cũng sẽ phát hiện ra tui chỉ là 1 đứa
con nít mà thôi.
Sống
thể hiện khiến tui đánh mất chính mình. Một đứa trẻ con không thích đi chơi, mà
cúi đầu làm việc. Một đứa trẻ con nói quá nhiều về chân lý, về những điều cao
siêu, nhưng nó chẳng hề hiểu gì hết, tỏ vẻ cho ngầu lòi thôi. Ấy tui nghĩ cũng
đơn giản, trước sau cũng phải lớn, thế là mình đi ăn cắp kinh nghiệm của người
lớn rồi cho là mình lớn rồi cũng được.
Và
tui có 1 tuổi trẻ lạc lối, trống rỗng, vừa không biết mình là ai mà còn bị kẹt
giữa muôn vàng định nghĩa của trưởng thành. Vội vàng khiến tui bỏ qua cốt lõi của
việc lớn lên, mà cũng từ bỏ luôn cái đặt quyền được hồn nhiên, vui tươi, được
thẳng thắn thừa nhận là mình không biết.
Tui,
hay chị tui, hay gặp khủng hoảng tuổi 25,40. Những cái độ tuổi mà yêu cầu người
ta phải có cái gì đó, hay cái tư duy thế nào đó, nếu không thì sẽ bị coi thường,
khác biệt, thất bại. Tui cũng từng sợ lắm, và khủng hoảng thiệt sự không giúp
được gì ngoài khiến tâm lý tui tệ thêm.
Càng
gần tuổi 25, tui càng sợ. Nên tui khống tuổi của mình lên, để nhắc mình phải
trưởng thành hơn, điên cuồng hơn, giả tạo nhiều lên. Rồi cũng không rõ làm vậy
để làm gì luôn, vào sau này. Sống không theo tốc độ của mình, theo con người thật
của mình, mỗi khi tui nói chuyện với ai, mỗi khi tui làm gì, đều không hề thoải
mái, giống như khoát 1 cái áo thiệt đẹp nhưng chật ních, còn ngứa.
Vậy
nên tui không như vậy nữa. Đơn giản là bỏ cái lối sống đó đi thôi, bỏ cái nỗi sợ
đó xuống. Vào tuổi 24, tui chấp nhận được mình là 1 con người bình thường, có dễ
thương, và tui sống 1 cuộc đời rất bình thường, theo cách riêng của mình. Tui
cho phép việc bị đánh giá, cũng cho phép việc bị bàn tán, vì tui không còn sợ nữa.
Niềm hạnh phúc lớn lao của tui chính xác là được là chính mình.
Ngủ
ngon, có tiền, có thể yêu thương đối với tui là quan trọng, thì tui đổi lấy khủng
hoảng cột mốc tuổi tác cũng được. Tui chấp nhận việc tui không sống theo đám
đông, theo ánh nhìn của xã hội nữa, tại tui cảm thấy cái nào xã hội đúng thì
mình theo, cái nào hong thì thôi.
Câu chuyện 5
Genz
mà không nói về drama và tiktok thì thiệt là thiếu sót.
Tui
không đại diện cho thế hệ của tui, mà tui đại diện cho tầng lớp hóng drama như
một gia vị đậm đà của cuộc sống. Nên nói genz nhiều chuyện, cái gì xảy ra trên
đời cũng hóng là sai, gen nào cũng có this có that, còn tui là có hóng nha.
Hóng
drama cũng cần kinh nghiệm, để không đứng nhầm phe, chửi nhầm người. Drama trên
mạng sẽ khác drama ngoài cuộc sống, theo kinh nghiệm của tui, cái gì dính tới
thực tế thì tỉ lệ nhầm phe nó cao hơn, vì cần nghe đến 3,4 phía lận.
Nhưng
dù drama nào thì bản chất nó vẫn là drama. Dùng để hít, như oxi vậy, không thể
thiếu trong cuộc sống này. Nhưng mình hít thế nào để mũi mình không biến thành
bò thì cũng cần chuyên môn và bình tĩnh.
Người
yêu tui hay theo phe trung lập, nên đúng là không có khiếu hóng. Còn tui, hay
theo phe nào mà tui biết được lai lịch rõ ràng, hay ít nhất thì không cảm thấy
cấn cấn. Đọc bình luận cũng là 1 điểm hay, phe nào đông dân hơn thì mình ủng hộ
phe có nhiều like hơn.
Nhiều
khi tui cũng bị nhầm phe, bị dắt mũi. Nên tui phát hiện, hít drama cũng cần
kinh nghiệm và trãi nghiệm nữa. Như 1 số vụ tiêu biểu gần đây, là vụ Mèo Béo, nếu
đưa vào thực tế thì thấy cấn liền, nhưng tui thấy đa số người hóng chưa đủ lớn
để có thực tế, mà đa phần theo cảm tính mà ra, nên đợt đó ka ép xê ăn đậm.
Vội
phán xét, vội nêu quan điểm, vội tranh luận và vội tin tưởng thì không phải bản
chất của người hóng drama có thâm niên như tui, bởi vì thiếu sót thì với những
drama chính trị, kinh tế, nhằm đâu cũng thấy có ý đúng, nó lại thiếu quan điểm
đi.
Nên
theo tui, mình hóng để đậm đà cuộc sống, thì tui sẽ hóng đúng phe, hóng tinh tế,
hóng có chọn lọc, và hóng bình tĩnh. Vì quay xe lúc nào cũng được, cơ mà như vậy
là thiếu chính kiến, nên tui thường suy diễn rõ ràng trước khi chọn đội cho
mình. Hay ít nhất chừa đường lui, nếu lỡ phe mình tin tưởng có dấu hiệu cấn cấn
nhẹ.
Hẹp,
là hóng drama. Rộng, là quan điểm sống. Ra đường mà ai nói gì cũng tin, cũng
thương, cũng vội vội vàng vàng giúp đỡ, chính nghĩa, như hóng drama á, thì tỉ lệ
chúng ta đoàn tụ ông bà là rất lớn. Dù tui biết hóng drama là vô thưởng vô phạt,
nhưng tiềm tàng bên trong đó, là thói quen suy nghĩ, nhận định vấn đề của riêng
mình.
Tiktok
làm tui bệnh khó tập trung. Ai cũng như tui, khó khăn để xem 1 clip dài trên mạng,
hay tập trung quá lâu mà không lướt lướt, mua mua một cái gì đó. Đó là bệnh,
người ta mất rất nhiều thời gian để làm 1 cái clip 15s, cho nên tui biết đó là
đỉnh cao của sáng tạo, vì nó được trả bằng công sức, có đầu tư.
Nhưng
thị trường thì mất đúng 15s để tiếp thu, lâu dần nó trở thành bệnh tiếp thu thụ
động, lười suy nghĩ, lười thắc mắc, lười luôn cả bản năng cảm thấy cấn cấn.
Nên,
quan điểm của tui, không phụ thuộc vào điều gì cả. Tui thích lướt tiktok và xem
review phim thiệt, nó làm tui rất khó để ngồi ngoài rạp xem phim 1 tiếng rưỡi với
người yêu tui. Nên tui lựa chọn không ôm điện thoại nữa, tui ôm ti vi. Vì ti vi
thì không xem được clip ngắn, tui điều chỉnh cái não mình bớt thèm thuồng nội
dung nhanh lại.
Giống
như đồ ăn nhanh, mua hàng online, tui đều nghiện ở mức báo động đỏ. Và tui đã
quyết định huấn luyện bản thân để cai nghiện. Đôi khi tui còn phải chặn trang
fb trên điện thoại, cài đặt thời gian sử dụng cho các app, và xóa liền app ngay
sau khi mua đồ xong. Tui tuy ác cảm với việc sống khắt khe, có nguyên tắc, bởi
đó hầu như là cuộc sống của tui trước trầm cảm, nhưng giờ tui cần nó.
Có
nhu có cương với bản thân đúng lúc là tốt.
Cập
nhật hiện tại, thời gian lướt nội dung ngắn của tui là 2 tiếng 1 ngày, số lần
shipper ghé nhà tầm 1 đến 2 lần / tháng. Số sản phẩm đã bỏ vào giỏ hàng là 99+.
Tóm lại là đang ở mức kiểm soát được của tui, không còn lên cơn nghiện như hồi
xưa. Và vẫn đang tiếp tục điều chỉnh để khả quan hơn.
Có bài thơ rằng:
“Vội đến, vội đi, vội nhạt nhòa
Vội vàng sum họp vội chia xa.
Vội ăn, vội nói rồi vội thở
Vội hưởng thụ mau để vội già.
Vội sinh, vội tử, vội một đời
Vội cười, vội khóc vội buông lơi.
Vội thương, vội ghét, nhìn nhau lạ!
Vội vã tìm nhau, vội rã rời…
Vội bao nhiêu kiếp rồi vẫn vội
Đuổi theo hạnh phúc cuối trời xa.
Ngoài hiên, đâu thấy hoa hồng nở
Vội ngày, vội tháng, vội năm qua.
Cứ thế nghìn thu đời vẫn vội
Mặt mũi ngày xưa không nhớ ra.
”Đáy nước tìm trăng” mà vẫn lội
Vội tỉnh, vội mê, vội gật gà…
Vội quên, vội nhớ vội đi, về
Bên ni, bên nớ mãi xa ghê!
Có ai Giác lộ bàn chân vội
”Hỏa trạch” bước ra, dứt não nề…”
Ở
đây, tác giả chỉ nói về 1 phần nhỏ, của lối sống hờ hợt mà thôi. Theo tui á,
nên có góc nhìn đa chiều hơn, không nên quá miệt thị, phân biệt một sai lầm làm
gì cả. Cũng không cần thiết để cảnh tỉnh, giúp ai đó nhận ra lối sống của mình
đang không phải “ sống”.
Dĩ
nhiên, sống chậm, hay sống vội, đều có cái hay và cái dở của riêng nó, ít nhất
là theo nhận định của 1 người từng đi theo cả 2 lối sống như tui, thì tui kết
luận rằng, sống như là chính mình. Tự chính mình sẽ biết khi nào cần nhanh, mà
khi nào thì cần chậm lại, chứ đừng nên theo 1 quy chuẩn nào để coi cái nào hay
ho hơn cả, hay sống thế nào để không phải hối hận.
Vì
kiếp này là của mình, vội hay không là chuyện của mình, hay dở ra sao tự mình
soi xét. Tui không thích ngắm trăng, nên vốn không hiểu giá trị của việc ngắm
trăng. Cũng rất không thích tỏ ra mình sâu sắc, che đậy lên cái nông cạn của bản
thân mình. Tui thích trãi nghiệm, nên nếu sống vội để hiểu ra sống chậm, thì
tính ra sống vội vẫn tốt, nếu không có nó, vĩnh viễn không có cả đoạn sau.
Nên
tui xem câu thơ này như 1 khúc ca thán. Người ta trãi qua, ca thán là lẽ đương
nhiên. Người đọc vì thế mà rút kinh nghiệm, không dám thử, hay tự thay đổi lẽ sống
vốn đang ổn của mình, để chạy đua theo 1 giá trị của 1 người ca thán, là không
nên nha. Mà người đọc ngồi đấy đi phán xét thời đại đang “ không ổn lắm” thì
cũng không nên nha.
Nhanh tay nhanh chân lên, vì đó là cách vận hành của xã hội thời đại này, hòa nhập vào! Bước chậm rãi, từ tốn thôi, còn sống lâu lắm, vì đó là cách tui trãi qua giai đoạn trưởng thành. Đi xuyên qua tất cả, và cũng không để điều gì vướn lại trên mình.
Gợi ý đọc thêm: "Chữ thư pháp đẹp: Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà bởi vì long người ngại núi e sông"
Thư pháp Thanh Phong | Thư pháp Việt
Sđt: 0966 966 007