Bút pháp có thể tiến bộ nhanh hay chậm tùy thuộc vào người luyện thư pháp có chăm chỉ rèn luyện hay không. Việc luyện thư pháp có thể giúp cho người học thư pháp có được một số lợi ích rất thiết thực như sau:
- Rút ra được những nguyên tắc, kinh nghiệm viết chữ cho bản thân mình.
- Biết mình còn yếu ở điểm nào, mạnh ở điểm nào để từ đó cải thiện những nét còn yếu, còn thô và bổ sung, trau dồi thêm các nét khác cho thuần thục, mượt mà.
- Rèn luyện tính tổ chức, kỷ luật của bản thân và sự kiên trì nhẫn nại.
Việc luyện tập thư pháp có thể bắt đầu từ những bộ nét căn bản, tập chuyển chữ, hoặc thử các thể chữ mà trước đó chúng ta chưa từng tập. Nhiều người luyện tập thường đổ lỗi cho thời gian và hoàn cảnh eo hẹp nên không thể luyện tập thường xuyên. Nhưng thiết nghĩ đó chỉ là cái cớ để chúng ta che giấu đi bệnh lười, đó là một khuyết điểm rất lớn đối với những người luyện chữ.
Nếu như chúng ta không rèn luyện thường xuyên, nét chữ sẽ kém về khí lực, lâu ngày có thể bị cứng và không thoát được cái tinh thần trong con chữ. Chính vì vậy, vô luận công việc có bận đến đâu đi chẳng nữa, vẫn nên giành ra ít nhất khoảng 30 phút đến 60 phút mỗi ngày để rèn luyện.
Nếu như chúng ta không rèn luyện thường xuyên, nét chữ sẽ kém về khí lực, lâu ngày có thể bị cứng và không thoát được cái tinh thần trong con chữ. Chính vì vậy, vô luận công việc có bận đến đâu đi chẳng nữa, vẫn nên giành ra ít nhất khoảng 30 phút đến 60 phút mỗi ngày để rèn luyện.