Trong thời buổi hiện nay, tôi nhìn thấy không ít người đăng ký theo học các lớp luyện thư pháp căn bản. Một số người cho rằng luyện thư pháp có nhiều lợi ích, một số người mong muốn sau khi học xong, có thể tự mình tạo ra được một tác phẩm để treo trong nhà, để tặng gia đình và bạn bè. Bên cạnh đó, cũng có những người quyết định sẽ theo tới cùng nghiệp thư pháp như một cái nghề để họ có thể kiếm miếng cơm manh áo. Sau một thời gian trôi qua, người tiếp tục người thì dừng lại, điều đáng tiếc cho làng thư pháp Việt đó là có những con người rất tài hoa, từng có những tác phẩm rất đẹp được nhiều người biết đến, thế nhưng lại không thể gắn bó được với nghiệp thư pháp đến cùng, đành phải từ bỏ. Và trong bài viết này, tôi cũng mong muốn chia sẻ một đôi chút về tình yêu thư pháp và chủ đề mà tôi muốn bàn luận, đó chính là quan điểm về những người không nên theo nghiệp thư pháp. Đây có thể là bài viết mang hơi hướng cá nhân, và có thể đụng chạm đến nhiều người, nhưng xét cho cùng, tôi vẫn nghĩ rằng mình cần phải viết và chia sẻ nó cho mọi người, để chúng ta cùng nhau nhìn nhận một cách thật khách quan và công tâm, để những ai nằm trong danh sách dưới đây có thể xem xét để tìm ra một con đường mới cho mình.
Những ai không nên theo nghiệp thư pháp
Vậy đấy, trở thành một ai đó vì người khác sẽ khiến cho chúng ta giống như một con rối không có lựa chọn, sống vì người khác. Chính vì vậy, mình hy vọng rằng nếu như bạn nào chỉ đến với thư pháp vì bị người khác ép buộc thì tốt nhất đừng nghĩ rằng mình sẽ trở trở thành một thư pháp gia.
Thư pháp không đơn giản là một bộ môn nghệ thuật! Những người đến với nó phải thực sự có niềm đam mê, yêu thích, sự gắn bó lâu dài. Chính điều ấy mới khiến cho chúng ta bất chấp tất cả để hy sinh cho sự nghiệp nghệ thuật, và chính điều ấy mới có thể làm cho nền thư pháp nước nhà được thăng hoa.
Thư pháp Việt hiện nay còn được rất ít người biết đến, bảo tồn, phát huy nét đẹp thư pháp không chỉ là sứ mệnh của riêng một vài cá nhân cụ thể, mà đó còn là sự giúp đỡ ủng hộ từ rất nhiều những con người yêu thích bộ môn nghệ thuật này. Hy vọng rằng, thông qua bài viết này, mình đã phần nào giúp cho độc giả hiểu được đôi chút về tình yêu thư pháp thật tâm.
Những ai không nên theo nghiệp thư pháp
I. Người tìm đến với thư pháp vì tiền
Đúng là trong cuộc sống, tiền đối với chúng ta rất quan trọng. Rất nhiều người đã từng hy vọng tìm đến thư pháp và học tập bộ môn nghệ thuật này để ra ngoài viết chữ kiếm tiền, và thực chất thì đã có rất nhiều người thành công với việc này, đa phần bây giờ người dân vẫn chưa nhận thức được cái hay, cái đẹp của nghệ thuật thư pháp việt, chỉ cần nhìn thấy những ông đồ với bộ quần áo the, khăn xếp, bày bàn ghế, giấy xuyến, mực xạ ra là đã tìm đến hỏi mua tranh, và cũng phải công nhân rằng có rất nhiều người đã kiếm được rất nhiều tiền. Tuy vậy, nếu nghệ thuật bị gắn chặt với tiền bạc, thì mình cũng xin khẳng định rằng sớm muộn gì bạn cũng sẽ phải từ bỏ cái nghề này. Tại sao ư? Nhiều khi bạn có nghe thấy một câu chuyện, đó là "tôi đang làm ăn khấm khá, bỗng nhiên đối thủ xuất hiện, cướp mất thị trường và doanh thu sụt giảm". Đúng vậy, miếng bánh mà xã hội trao cho không chỉ riêng bạn có thể nhìn thấy mà còn rất nhiều những người khác cũng có thể nhìn thấy cơ hội này, và nếu như chỉ vì tiền mà tham gia vào bộ môn nghệ thuật này, mình khuyên thật rằng bạn nên từ bỏ đi.II. Người theo nghiệp thư pháp vì người khác
Tôi có biết một cậu bạn vì bố cậu ấy viết thư pháp nên ngay từ bé cậu ấy đã được tiếp xúc với bộ môn nghệ thuật này, tuy nhiên, sở thích thực sự của cậu ấy là trở thành một người chiến sỹ công an, điều này có vẻ như trái ngược với mong muốn của bố cậu ấy. Mặc dù chưa một lần cậu tâm sự với bố nhưng mình nghĩ rằng bố cậu ấy sớm muộn gì rồi cũng sẽ nhận ra, rằng những tác phẩm mà cậu ấy viết ra chỉ giống như một khuôn mẫu được dựng lên từ trước, không hề có nấy một chút sáng tạo nào ở trong đó. Vì ước mơ của cậu ấy không phải trở thành một thư pháp gia nên tôi đã khuyên cậu ấy nói chuyện thẳng thắn với bố của mình. Mặc dù ông ấy đã rất buồn, xong cuối cùng ông ấy cũng để cậu tự bước trên con đường của mình.Vậy đấy, trở thành một ai đó vì người khác sẽ khiến cho chúng ta giống như một con rối không có lựa chọn, sống vì người khác. Chính vì vậy, mình hy vọng rằng nếu như bạn nào chỉ đến với thư pháp vì bị người khác ép buộc thì tốt nhất đừng nghĩ rằng mình sẽ trở trở thành một thư pháp gia.
III. Người theo nghiệp thư pháp vì bề ngoài
Nghề thư pháp không đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ rằng chỉ cần mang bàn, giấy, bút ra là đã có thể kiếm tiền từ thiên hạ. Một nhà thư pháp gia để thực sự có thể đặt bút và viết nên những con chữ đẹp thì cần phải trải qua một thời gian luyện tập khổ cực, miệt mài và rất vất vả. Khác xa với vẻ ngoài ung dung tự tại, mỗi một nghề đều có một nỗi khổ, sự vất vả và đôi khi là những gian nan mà khó ai có thể biết được. Nếu chúng ta chỉ nhìn vẻ bề ngoài thì làm sao có thể thấu hiểu được cảnh tập luyện một ngày ngồi yên một tư thế, luyện tập từ 4 đến 8 tiếng đồng hồ? Làm sao chúng ta có thể hiểu được việc vắt óc suy nghĩ các thể chữ, cách sắp xếp các bố cục thế nào cho hợp lý cũng đã đủ làm cho một người phải bạc tóc? Làm sao hiểu được việc đến với nghệ thuật khó khăn như thế nào? Bởi vậy mình mới nói, nhiều người nghĩ rằng học thư pháp là một sự nhẹ nhàng dễ chịu, thư pháp gia chỉ cần ngồi đó viết nhăng viết cuội là đã trở thành một tác phẩm, thực sự thì thành công không đơn giản như vậy, và nếu ai nói với mình rằng họ đến với thư pháp chỉ vì vẻ bề ngoài của bộ môn nghệ thuật này thì bạn biết lời khuyên thật lòng của mình là gì rồi đấy!Thư pháp không đơn giản là một bộ môn nghệ thuật! Những người đến với nó phải thực sự có niềm đam mê, yêu thích, sự gắn bó lâu dài. Chính điều ấy mới khiến cho chúng ta bất chấp tất cả để hy sinh cho sự nghiệp nghệ thuật, và chính điều ấy mới có thể làm cho nền thư pháp nước nhà được thăng hoa.
Thư pháp Việt hiện nay còn được rất ít người biết đến, bảo tồn, phát huy nét đẹp thư pháp không chỉ là sứ mệnh của riêng một vài cá nhân cụ thể, mà đó còn là sự giúp đỡ ủng hộ từ rất nhiều những con người yêu thích bộ môn nghệ thuật này. Hy vọng rằng, thông qua bài viết này, mình đã phần nào giúp cho độc giả hiểu được đôi chút về tình yêu thư pháp thật tâm.
Thư pháp Nam Định, tháng 9 năm 2017