Trong quá trình
học tập và rèn luyện bộ môn thư pháp chữ Việt, chắc hẳn chúng ta vẫn luôn mong muốn tìm hiểu được những điều gì làm nên một bức thư pháp đẹp. Một trong số các cách làm tốt nhất, chính là tìm hiểu những lỗi sai cơ bản và cố gắng hết sức để tránh mắc phải những lỗi sai ấy. Như vậy là ta đã tiến gần hơn đến trình độ có thể cho ra những bức thư pháp tuyệt vời. Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu với các bạn một vài lỗi sai thường gặp khi viết thư pháp Việt mà mình đã tổng hợp và đúc rút được trong suốt quãng thời gian qua.
I. Sai về nét
|
Lỗi sai nét phác ở dấu sắc |
|
Lỗi sai về nét |
Lỗi này thường là cơ bản các bạn khi mới bắt đầu học viết thư pháp đều mắc phải, khi mà bút pháp chưa vững, việc sử dụng bút và điều hướng bút còn chưa thực sự ổn định dễ dẫn đến lỗi này.
II. Sai chính tả
|
Lỗi sai chính tả |
Một lỗi thường thấy khi viết thư pháp đó là sai chính tả, việc này là hoàn toàn bình thường, thỉnh thoảng mình cũng viết sai giữa "S" và "x" giữa "Tr" và "Ch", có những người hay viết sai giữa "N" và "L". Tuy nhiên về mặt tư duy thì đây là một lỗi khá nguy hiểm, nếu bạn thực sự muốn đi sâu vào nghệ thuật viết chữ, thì bạn cần phải tìm hiểu và nắm chắc được vấn đề này.
|
Lỗi sai chính tả |
III. Sai cách ngắt tăng
|
Sai cách ngắt tăng |
Lỗi ngắt tăng thường xảy ra đối với những bạn hay viết các câu thơ, câu văn dài, và không định hình sẵn bố cục ngắt tăng trong tiềm thức ngay từ đầu, chính vì thế khi viết cho người khác thường xảy ra các tình trạng ngắt tăng sai, dẫn đến phá hỏng ý nghĩa của bức thư pháp.
Ví dụ: Viết cho người tên Đức, lấy câu "Người có tài mà không có đức chỉ là kẻ vô dụng" lại ngắt tăng thành:
"Người
có tài
mà không có
Đức chỉ là kẻ vô dụng"
Sẽ rất dễ bị ném đá phải không.
IV. Sai bố cục
|
Lỗi bố cục |
Trong thư pháp, có rất nhiều bố cục để ta có thể tuân theo như bố cục hình trụ, dạng mác, dạng lượn, dạng cụm, dạng cân đối... Nếu ta đặt bố cục sai sẽ xảy ra tình trạng bức thư pháp trở nên thiếu thẩm mỹ dẫn đến thất bại.
Lỗi bố cục còn là lỗi mà chúng ta không căn chỉnh được đại tự cũng như tiểu tự, khiến cho toàn con chữ, hoặc cả bài văn bị lệch so với trang giấy, quá nghiêng về bên trên hoặc dưới, trái hoặc phải cũng làm cho bức thư pháp trở nên xấu xí
V. Sai cách giãn dòng
|
Lỗi sai cách giãn dòng |
|
Lỗi sai giãn dòng và sai nét |
|
Lỗi sai giãn dòng |
Lỗi giãn cách dòng thường xảy ra với những người viết một bài thơ dài lên một tấm thư pháp với kích thước có hạn. Nếu chữ quá to sẽ thiếu không gian để viết, chữ quá nhỏ sẽ bị thừa giấy.
VI. Sai vị trí đóng ấn triện
Đóng dấu là bước cuối cùng để hoàn thành một tác phẩm tranh thư pháp, đóng dấu có vai trò điểm xuyết cho tác phẩm thêm đẹp mắt, nhưng nếu đặt con dấu sai vị trí sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng làm mất bố cục, người đọc hiểu sai về con chữ.
Trên đây là một số lỗi sai thường gặp khi viết thư pháp Việt, rất mong nhận được sự đóng góp của quý vị bằng hữu để bài viết ngày một hoàn thiện hơn.
Hơn lúc nào hết, lời khuyên của mình giành cho các bạn chính là mỗi chúng ta cần phải xác định được
lộ trình học thư pháp sao cho thật rõ ràng, khoa học, tìm kiếm được những người thầy thật giỏi và tâm huyết để truyền dạy cho chúng ta những kiến thức liên quan đến thư pháp, có như vậy, chúng ta mới có thể mau chóng tiến bộ và thành công.
Thư pháp Thanh Phong thủ bút