Trong suốt quá trình theo đuổi nghệ thuật của mình, bản thân chưa bao giờ đặt nặng vấn đề về việc sẽ phải cố gắng làm cho bằng người này người kia, chỉ đơn giản là mong muốn được hòa mình vào cùng với con chữ, được sống những tháng ngày thật vui và thật ý nghĩa bên những lời hay ý đẹp mà thư pháp có thể mang lại cho tôi.
Một tác phẩm vượt ngoài mong đợi.
Có những tác phẩm mà cho đến thời điểm hiện tại, khi bạn cố gắng tạo ra nhưng không bao giờ có được cái hồn cốt của tác phẩm chính gốc, sự thật là bức Lão Tử họa Đạo (Lão tử vẽ ra con đường) là một trong những tác phẩm mà mình ưng ý nhất từ trước tới giờ.
Đã nhiều hơn 1 lần mình thử lâm mô lại tác phẩm này nhưng không được nữa, bản thân cũng rất mong sẽ có một ngày làm lại được tác phẩm trên.
Giới thiệu về tác phẩm Lão Tử và chữ Đạo
Một trong những tác phẩm đầu tiên của mình. Mình quý nó lắm!
Tác phẩm được viết để dành tặng một người làm trong lĩnh vực giáo dục.
Hơn bao giờ hết, chữ đạo vẫn luôn là chữ được mọi người đón nhận và treo trong nhà.
Đạo là “con đường”
Đạo là “chân lý”
Chúc những người thầy, người cô đang làm trong lĩnh vực “trồng người” sẽ giúp cho học trò của mình tìm ra con đường đúng đắn nhất trong cuộc đời của họ.
Nếu các bạn muốn hiểu được cách làm thế nào để hạnh phúc, làm thế nào để thành công, hoặc làm thế nào để chuẩn bị cho con trẻ có được bước khởi đầu vững chãi, hay tìm tới công ty Tài năng Việt của diễn giả Bùi Thu Hiền nhé. Mình đã từng tham gia một khoá học ở đây và cực kỳ ấn tượng với phương pháp giảng dạy của diễn giả.
Cảm nhận của một bạn độc giả khi xem tác phẩm chữ Đạo này
Tui rất thích nói về Đạo, ấy mà không phải Đạo lý đâu nha.
Thiệt ra Đạo lý không xấu, người ba hoa về nó mới xấu, nên đây tui nói về Đạo thoi. Cái nội dung này nghe có vẻ hơi mơ hồ và khó tiếp cận giới trẻ, nên tui xin phép được miêu tả theo một ngôn ngữ khác.
Đó là bài học mà Vũ trụ dành cho tui, trên con đường tui chữa lành và trưởng thành. Tui thích xem tarot, có vài bộ tarot, có bà chị coi Tarot kiếm tiền, coi thần số học kiếm tiền. Chị nói tui số 7, thích trãi nghiệm, không thích nghe lời, cũng đúng.
Đó là sự tu hành, dẫn lối của đạo Phật, Thiên chúa giáo,.. Nhà tui được tiếp xúc từ bé, tui có nghe về luật nhân- quả. Ấy mà cái tính tui thì phải trãi nghiệm mới hiểu, nên tui hay nhìn nhận luật nhân – quả trong cuộc sống thành nghiệp. Mỗi lần mọi người xung quanh tui gặp vấn đề, tui hay cười vô mặt họ mà bảo “ dừa lắm, nghiệp quật”.
Tui là genz, trong thời đại hội nhập, tui tiếp xúc rất nhiều nền văn hóa nên phát hiện ra rất nhiều lối đi của rất nhiều Thánh nhân, góp phần chỉ dạy lại mọi người không khổ nữa, hoặc không cần thiết để trãi qua cái khổ đó. Giống như bà chị kia, gom hết tiền mua nhà, mất thêm 10 năm để trả lãi ngân hàng, xong cái chung cư đó không ai thèm thuê, thèm mua, bà chị lên clip chia sẻ lại để mọi người đừng ngou như bà, thì theo một cách nào đó bà chị cũng là thánh nhân.
Tui thích cái nhìn của Lão Tử, nói về đạo bao quát lẫn cái sai cái đúng của người ta. Tui cũng sống trên tinh thần của Đạo Gia, một môn đề thời tiktok và influncer có học và dạy qua Tiếng Anh, hề hề, để kể về những đoạn hành trình từ sai mà tìm ra đúng của tui.
Tui không hề thích sống theo quy tắc, nên tui hiếm khi đi khuyên nhủ, chỉ trích người khác. Tui sống theo cách mà tui thoải mái, nên từ đó tui đẻ ra nhiều nguyên tắc của mình. Vô tình thay, nó lại giống với nguyên tắc của cổ nhân 1 phần nhỏ xíu, vì tuổi đời của tui bằng tuổi thơ của người ta, nên đâu có hống hách được.
Bản thân của Đạo là cứ đi rồi sẽ đến, nên tui hay sai trước, sai bét nhè trước, sai hết mức có thể, miễn không chết, không ngồi tù, thì tự nhiên bản năng sẽ cho tui tìm thấy cái đúng. Hay nói là, đứa trẻ bên trong sẽ dẫn đường cho tui tìm thấy lối ra, trong tất cả vấn đề của mình.
Cho nên, nghe theo ai cũng được, đi lối nào cũng được, miễn hài lòng là được.
Cổ
nhân có câu:
“Thiên
đạo thù cần
địa
đạo thù thiện
nhân
đạo thù thành
thương
đạo thù tín
nghiệp
đạo thù tinh”
Sau đây, là trãi nghiệm của tui về 5 câu của cổ nhân này. Dĩ nhiên, cổ nhân thời bút lông ngỗng nó sẽ khác với dân thời sộp pe, điều người xưa dạy, cứ theo người nay mà hiểu như một buổi kể chuyện thôi.
“ Thiên Đạo thù cần”
Ý là trời không phụ người cần cù. Mà theo tui là tin vào quá trình, không chờ kết quả.
Cái hồi tui học Tiếng Anh á, là học 1 mình, tự học. Thứ nhất là không có tiền ra trung tâm học, thứ 2 là ghét cách học truyền thống trên trường. Tất cả những cách học tiếng trên mạng tui thử hết, nhưng không có cái nào phù hợp với tui cả. Nó không tiếng bộ, cũng không đi được lâu. Phàm trên đời, đúng thì là cần cù mà sai thì là chấp niệm.
Tui mất thêm 1 năm trời đầy giang khổ và chán nản, vì không hề có kết quả. Tui nghĩ các bạn mới tự học, hay mới lập nghiệp sẽ trãi qua cảm giác này, nản chí và nghi ngờ bản thân mình.
Tui mém bỏ mấy lần, vì tui không chắc là mình có làm được không, nó có đang biến thành chấp niệm không. Giống như tui mất 10 năm ròng rã để cầu xin tình yêu của người khác vậy, thường người trong cuộc hiếm khi biết mình ngou lắm.
Tui khóc thêm vài trận, thức khuya thêm vài tháng, thì cuối cùng tui cũng tìm ra cách học phù hợp nhất với tui. Khi ấy, tui mất tổng cộng 1 năm rưỡi, mới là tìm thấy cách học thôi, chứ kiến thức thì vẫn tròn trĩnh số không. Nhưng nhờ cách này, mà sự tiến bộ của tui vượt trội hơn tất cả mọi người, và dĩ nhiên, tui từ không biết gì lên trình độ tương đương tốt nghiệp đại học sau 6 tháng.
Nghe đa cấp ha, nên thoi, không bàn tới năng lực của mình. Đại khái, tui rút ra được 1 niềm tin sâu sắc vào quá trình, bởi trong lúc cần cù chăm chỉ quá lâu, tui thường có xu hướng nản chí vì không có kêt quả, càng do dự với sự lựa chọn đó. Thế thì chỉ việc tin vào quá trình thoi, vì mỗi bước chân là thật, mỗi sự tiến bộ dù rất nhỏ như nó đều là thật.
Trời có phụ người có lòng không, thì tui không biết. Nhưng Vũ Trụ có tạo cơ hội cho tui đi dạy, và được sự công nhận của cộng đồng về trình độ của mình. Tui thấy hơi nhiệm màu, vì một đứa kém tiếng kinh khủng lại có ngày đi dạy lại cho người ta, được người ta khen, lại dựa vào toàn bộ nỗ lực quá miệt mài của mình. Chồi ôi tui tự hào về bản thân dã man.
Đấy, nên sau này, hành trình thiền định của tui, hành trình học nghề mới của tui, đều vượt qua được cảm giác chán nản mới bắt đầu. Tại tui hiểu đơn giản thôi, quá trình là cái tui đang làm, kết quả chắc chắn sẽ có, nên tui không cần ngóng nó đến, chỉ cần tập trung vào cái tui đang làm và làm tốt nhất là đủ.
Tốt nhất, hiệu quả nhất. Tui biết, ở cuộc sống bây giờ người ta thích kết quả hơn, nên mới có quá nhiều công thức, hướng dẫn, người ta mong muốn nhanh, gọn, lẹ nhất, vì xã hội đi quá nhanh. Bởi vì vậy, cái gì hơi chậm 1 xíu sẽ gây nên vô số hoảng loạn, nên tui mới nghĩ, thay vì hoảng, thì mình tận hưởng quá trình sẽ tốt hơn. Dù sao cũng không quay đầu lại được, lỡ đi rồi thì đi cho thật hoành tráng vào, đi mãi rồi cũng sẽ đến cuối đường hầm.
“Địa đạo thù thiện”
Tui vẫn tin là “ nhân chi sơ- tính bổn thiện”, bản chất cốt lõi của con người là lương thiện, nên thường là không phải “ hướng thiện”, mà là sau vấp ngã thì trở về bản chất là thiện lương.
Tui vốn không có được tốt lắm đâu. Hồi đó, tui hay thắc mắc, tại sao mình phải là người tốt, tại sao phải có ích cho xã hội? Rất nhiều lý lẽ tại sao trong tui, mà người ta chỉ giải thích cho tui về hậu quả để răng đe. Tui có trãi qua hồi nào á đâu mà biết hậu quả nó đáng sợ mà răng. Thế nên, tuổi trẻ của tui là khôn lõi, kiêu ngạo,lợi dụng và yếu đuối.
Còn nhiều nữa, nó đến từ rất nhiều khía cạnh trong cuộc sống. Trong tình yêu tui mất 10 năm ròng để chạy theo cầu xin tình yêu từ người khác, trãi qua vô số thê lương. Trong công việc, tui mất thêm 8 năm trãi dài trong bắt nạt, vụn lợi, giả tạo. Trong gia đình, tui mất thêm 2,3 năm gì đấy trong hận thù, uất ức.
Đúng, không phải cuộc đời khắc nghiệt với tui, mà là tui đã lệch lạc ngay từ đầu, nên mọi thứ đều là điều cuộc đời trả lại cho tui, nếu tui tiếp tục chọn sống như thế. Tui bị trầm cảm và 1 số hệ lụy tâm lý, đó là lúc cuộc đời tui bi ai nhất. Sức chịu đựng của tui hơi kém, tui không muốn khổ nữa, nên tui thay đổi đi.
Cả một cuộc đời trước, vì tui đi bắt nạt người khác, thích cảm giác chiến thắng không từ thủ đoạn, nhân tính. Tui hay lạm quyền, trút giận lên đứa nhỏ hơn. Cũng cùng mọi người bắt nạt hội đồng, tẩy chay 1 cá thể. Và rồi dĩ nhiên tui cũng trở thành nạn nhân để hiểu cảm giác bị bắt nạt, bị tập thể tẩy chay là thế nào, bị trút giận mà không được lên tiếng bảo vệ mình là thế nào. Ban đầu tui còn giãy đành đạch,ức chế lắm.Nhưng sau này tui hiểu, nó cần để tui trãi qua, để tui không đi gây hại cho xã hội nữa, nếu tui biết cảm giác khốn khổ của nạn nhân.
Cả mớ khôn lõi, kiêu ngạo, lợi dụng tui cũng từng làm qua, với khách hàng, với bạn bè, với tất cả những người xung quanh. Tui cũng phải trả giá hết, từng cái một, không thừa không thiếu. Trả giá để tui hiểu hành động của tui đã làm người khác tổn thương ra sao, trả giá để tui tự giác thay đổi bản thân mình, và cũng để tui biết tất cả đều là bài học cho tui nên người, tui cần tha thứ và buông bỏ nỗi hận thù của tui lên những người đã cho tui bài học đó.
Tui có 1 câu rất hay, mỗi người xuất hiện trên đời đều chỉ mô phỏng bạn, giúp bạn nhận ra chính mình đang như thế nào. Hay nói theo đạo Phật là nghiệp quật á. Nên là, trách người ta tàn nhẫn, chi bằng trách mình đã từng tàn nhẫn như thế, để chính mình cũng tổn thương, mà người ta cũng tổn thương. Tha thứ cho mình, cũng tha thứ cho người.
Sau này, tui lớn hơn, biết vì sao mình nên thiện lương, và tui cũng gặp người thiện lương, yêu thương tui chân thành, tui mới thấy người đó đẹp dã man. Thiện lương còn giúp tui tha thứ cho tất cả mọi người, để tui không còn đau khổ nữa.
Tui không tin vào thời gian, vì tui còn quá trẻ và không thể đợi vài chục năm để buông bỏ. Nên tui tin vào sự tha thứ của tui, cho lầm lỗi của người khác, cũng là lầm lỗi của chính mình, vì đã gián tiếp đẩy chính mình vào đau khổ.
Nếu ngày đó tui không tàn nhẫn, không ưa thích lợi dụng, thì tình cảm của tui hẳn sẽ được trân trọng như hiện tại. Nếu ngày đó tui không vô tư quá mà khôn lõi, tính toán, thao túng người khác, thì có lẽ cuộc sống của tui không sóng gió, tui cũng không bị trầm cảm suýt tèo.
Nhưng tui vẫn trân trọng sai lầm của mình, vì tính tui không có giới hạn, càng không thích nghe lời. Nên phải trãi qua nhiều thì tui mới hiểu vì sao cần thiện lương, là tốt cho mình, cũng là tốt cho đời. Sai lầm không xấu, không cần bát bỏ. Là tui, thì tui đã đi xuyên qua nó, tui vấp triệt để hết những sai lầm mà người ta kêu đừng có vấp, sau đó gật gù đồng ý, đúng là không nên vấp thiệt.
Tui nghĩ ai sinh ra cũng thiện lương, nhưng khi lớn, xã hội vốn không có giới hạn của lòng người, nên đôi khi ai cũng sa ngã một xíu, trả giá 1 xíu. Tui thì, trả cũng nhiều, nên chịu hết nỗi, quyết định bỏ hết tất cả những kỹ năng mà cuốn theo xã hội mới có, quyết định tìm về sự thiện lương của riêng tui. Từ đó, tui mới thấy cổ nhân nói đúng á, ít nhất sống thiện lương cũng nhẹ nhàng, đỡ bận lòng.
Tui xuôi dòng lắm, nên cái nào dễ tui mới làm, tui không có nhu cầu khổ hạnh. Tui theo triệt để tinh thần của đạo gia, vũ trụ dành cho tui. Và thế là, vì thiện lương mà tui học được bao dung và tha thứ, và tui lại tiếp tục yêu 1 người vô cùng thiện lương, bao dung. Họ sẵn lòng đồng hành cùng tui, khi tui vẫn còn quằng quại trong thù hận, đau khổ, cho đến khi tui ổn hơn. Tui biết ơn dã man sự lương thiện đó.
Nên tui đủ trãi nghiệm để nhìn thấy là, chỉ cần bản thân thiện lương, quả thực cuộc sống tươi đẹp lắm, mình vì năng lượng lương thiện nên sẽ thu hút tiếp những người cũng lương thiện. Mà đã lương thiện, thì không cần phòng ngừa tính toán chi cho mệt đầu.
Ấy là trước mắt là đỡ mệt, đỡ bị cuốn theo xã hội ròi đó. Sau đó mới là vì thiện lương nên đền đáp bởi thiện lương. Mà tui nói thiệt, khi sống lương thiện, tui cũng đỡ bực mình khi thấy ai đó vẫn đang chưa dễ thương, vẫn còn khôn lõi, chạy theo so đo như tui ngày xưa. Tui thông cảm được, dù ảnh hưởng tới tui.
“Địa đạo thù thiện” Xã hội dù thay đổi theo hướng nào, thì bản chất cốt lõi cũng có nhiêu đó, một con người vẫn cần trãi qua hỷ, nộ, ái, ố. Một năm vẫn phải đi qua xuân, hạ, thu, đông, không khác đi được. Nên bạn hãy trưởng thành theo cách của bạn.
Còn không, đi theo tui, hay đi theo người khác cũng được. Cuộc sống vốn rộng lớn, cái nào mà tui lắng nghe tui, tui thấy hợp với tui, hoặc thử xong thấy hợp với tui, thì tui làm thôi, dù sao cũng nên trân trọng cuộc sống xíu, mình sống có 1 lần à thì sống đừng có hận thù tính toán chi cho mệt.
Tui biết, là để thiện lương cần can đảm, vì ai cũng sợ mình thiệt thòi. Tui cũng yêu thương bản thân tui vô cùng, nên dễ gì mà tui chịu thiệt thòi. Tui càng ghét việc hi sinh, hay bản thân không ổn mà đua đòi cho đi. Nên nguyên tắc trưởng thành của tui là đi từng bước nhỏ, đơn giản, lượng sức mình mà làm.
Tui hiếm khi học theo thánh nhân, mà tui thích coi thánh nhân như bạn bè tui. Vì cuộc sống của thánh nhân cũng là hỉ, nộ, ái, ố, cũng là xuân, hạ, thu, đông. Khi người xưa khuyên người ta nên lương thiện, bởi vì họ đã trãi qua mà có được bài học này, thì tui cũng muốn được trãi qua, để hiểu bài học đó, chứ không bất chấp nghe lời.
Nên là, bạn đọc lỡ còn ở giai đoạn giống như tui ngày trước, chạy theo xã hội mà sinh tồn, đo lòng người, trả đũa học cách tàn nhẫn với nhau. Thì cũng được, chắc bạn đọc còn sức để chịu khổ, khi nào hết sức thì tự nhiên hiểu mà trở về lương thiện à. Bọn mình mỗi người có 1 cái giá để trả cho bài học nhân sinh, nên bạn đọc nhớ là đừng có để cái giá nó quá đắt.
“ Nhân đạo thù thành”
Làm người cần trọng chân thành.
Tui hiểu ra tình yêu cần chân thành, vô điều kiện. Nên tui yêu bản thân tui trước, tui cung cấp cho bản thân tui đầy đủ yêu thương, đầy đủ trợ giúp, an ủi, động viện. Thế là khi tui bắt đầu một tình yêu, tui sẽ có xu hướng cho đi nhiều hơn là đòi hỏi người yêu mình cần như thế nào.
Cái này hơi khó, vì trước đây, khi còn tổn thương, tui thường đòi hỏi người yêu tui nhiều hơn, phải thế này thế kia thế nọ, phải che chở cho tui, bảo vệ cho tui, vì tui quá đáng thương rồi. Người yêu tui không làm được theo ý tui, tui sẽ tức giận, sẽ lại nghĩ ai cũng vô tâm, cũng tàn nhẫn, mình lại gặp lại cái giai thoại đau khổ này.
Thế thì không phải là tình yêu nữa, mà như là hành xác nhau. Ở đoạn này các bạn trẻ thường bảo là không hợp rồi tìm người khác hợp hơn á. Làm gì có, tui vướn đoạn này tròn trĩnh 10 năm, chả có ai hợp mà đồng hành vẹn toàn cả, mình sống thực tế lên.
Vậy nên, tui lựa chọn thay đổi từ đó, vì tui biết kết quả thay đổi khi hành động thay đổi, tui chả muốn mất thêm 10 năm để tìm bạch mã hoàng tử, tui chọn ở lại và sống chân thành hơn trong tình yêu của mình. Vậy nên, tui mới tự chữa lành, tự tha thứ cho người cũ, tự tha thứ cho cái sự ngou ngốc của mình khi cứ mãi cầu xin người khác yêu mình với.
Tui không muốn đa nghi người ta có yêu mình không, càng không muốn thắc mắc người ta có vì yêu mình mà thay đổi không. Tui chọn sống đơn giản, được dũng cảm yêu người tui muốn yêu mà không sợ hãi là tui đã rất hạnh phúc rồi.
Giờ mối quan hệ của bọn tui khá vững, vì 2 đứa đều đủ khả năng giải quyết mọi rắc rối trong cuộc sống riêng, lẫn văn minh giải quyết rắc rối trong cuộc sống chung. Người yêu tui nói không phải khoe chứ là kiểu mẫu, biết nhiều, biết điều, biết chiều. Đúng là tui may mắn, hoặc cũng là kết quả viêm mãn cho 1 đoạn hành trình dài của tui. Nhả vía.
Mở rộng hơn, đâu cũng là con người với nhau, tui hiểu bản thân tui thích được đối xử chân thành, thì tui tin bất kì ai trên cuộc đời này không nỡ từ chối một người chân thành đâu.
Hồi mới lên đại học, nhà tui ở phố, cách trường có tầm vài chục cây nội thành, mẹ tui cấp cho tui cái xe tay ga cho tui đến trường. Cái tay ga này thâm niên cũng vượt trội, nên tui đi chừng mười mấy cây là nó cho tui lết bộ. Thế là tui tấp vào 1 tiệm bánh, kêu ly nước, alo gọi mẹ lên rước.
Có 1 chú bảo vệ, thấy tui ngồi vắt vẻo giữa trưa nắng, thương tình lại hỏi tui có vấn đề gì à. Tui bảo xe tui không chịu chạy, gần đây cũng không có chỗ nào sửa xe. Vậy là chú mượn chìa khóa, thử khởi động xe. Tui nghĩ bụng “ Chồi, tính ra giấy tờ xe đều bỏ vào cốp, giờ chú ụn đi phát con cũng chịu”. Nhưng đúng là dạ tiêu nhân đo lòng quân tử, chú kiểm tra rồi an ủi vài câu, bảo xe này hư cái bình gì đấy, ra hãng mà sửa.
Lúc ấy tui hơi ngạc nhiên, ủa chú không ụn đi à? Hì, lúc ấy tui hiểu sự chân thành của chú khi thực sự muốn giúp đỡ tui. Ít nhất là trấn an tui, tìm giải pháp cho tui, giống như tui là con gái của chú vậy.
À, nhưng mà mọi người cảnh giác chứ đừng như tui nha. Mình tử tế là một chuyện, tài sản của mình là một chuyện. Bất chấp tin vào sự thiện lương của con người thì hơi nguy hại, đừng vì ngây thơ mà suy nghĩ đơn giản quá, tui biết đôi khi có người lương thiện đến mức sẵn sàng không để tâm đến lọc lừa của người khác. Nhưng tui nghĩ, mình không giàu đến vậy, cả tài sản lẫn tình thương, nên giữ lại cho mình 1 cảnh giác không thừa.
Tui thường thấy tình người len lõi trong mỗi ngóc ngách thành thị. Tui hay đi với mẹ để phát cơm từ thiện, cũng thấy người lớn dễ chân thành khuyên nhủ bọn trẻ con. Tui cũng từng vô số lần được giúp đỡ khi rơi vào thế khó, hiểu được sự cảm động và biết ơn khi rơi vào đường cùng, không nơi dung túng.
Tui muốn nói là, xã hội không đáng sợ như vậy, ở một góc nhìn nào đó, theo tui vẫn còn vô số sự chân thành, tử tế đang được cho đi. Bạn sẽ thấy có nhiều người ăn xong sẽ chủ động sắp xếp lại gọn gàng bát đũa để giúp nhân viên dọn đỡ cực. Cũng sẽ thấy đứa trẻ nhỏ sang sẻ cho tui miếng dưa hấu của nó, vì tui cho nó trái bình bát duy nhất mà tui có, khi 2 đứa tui đâu có quen biết nhau.
Và thường gặp nhất, tui thấy người ta nhắc tui đá chống xe lên, không quẹt lại nguy hiểm. Tình chân thành giữa người dễ thương lắm bạn.
“ người từng bị ướt mưa, sẽ tự nguyện đưa ô cho người khác để không muốn họ bị ướt như mình”.
Tui thích sự chân thành giữa người với người trong xã hội dễ thương, trong tình yêu, trong gia đình có anh chị em, và cả trong công việc với những người cùng đi làm với nhau. Ít nhất thì khi mình chân thành, mình cũng không mất điều gì, cũng không cầu người khác phải trả ơn cho mình,
Dĩ nhiên, “ cứu vật, vật trả ơn, cứu người, người trả oán”.
Có một số câu chuyện như thế này, hồi đó có một vài người đến ăn quán mẹ tui, cũng khổ, cũng khó, nên xin mẹ tui cho thiếu để được no bụng. Mẹ tui cũng tử tế, vì mẹ tui hiểu sự khó khăn cùng cực đó. Ấy mà sau này, người ta chuồn luôn, không có trả, lợi dụng sự tử tế của mẹ tui.
Chuyện này xảy ra nhiều á, vì mỗi lần như vậy, người ta sẽ hạn chế đi sự chân thành và tử tế của mình. Tui cũng hiểu, nên đâu có chân thành bất chấp được, cho đi mà rước cái bực mình thiệt là khó coi.
Nên á, tui học được sự cho đi chân thành vô điều kiện. Tức là tui cho rồi là xong, đừng để ý hay suy nghĩ nhiều quá đến thái độ của người nhận có xem đó là hiển nhiên, là bổn phận của mình hong. Cũng đừng cầu mong quá sự đáp lễ, đền ơn. Thế thì việc cho đi của tui nó chủ động, đơn giản, làm tui thoải mái vì được cho.
Cả nhận, tui cũng nhận thoải mái. Không xét nét người ta có mục đích gì không, có đang làm mình mắc nợ không. Tại tui biết đôi khi tui cũng khó khăn, cũng cần được giúp đỡ, nên tui cho mình thói quen nhận trọn vẹn với sự biết ơn, khi nào tui trả được thì tui trả. Tui cũng không có ý lợi dụng ai, trục lợi ai.
“ Nhân đạo thù thành” . Người với người, đầu tiên là chân thành. Thời đại bây giờ, tui hay được đào tạo nên khôn ngoan, tạo giá trị cho mình trước. Nó không có sai, vì giờ tụi mình được kết nối và học hỏi với mạng lưới rộng lớn, dễ dàng hơn bao giờ hết. Mở cái điện thoại ra là nói chuyện ngay được với người lạ, tiếp xúc được ngay với người ở tầng lớp khác, văn hóa khác.
Á thì, lỗi lầm chưa chân thành cũng xảy ra vô số, dễ dàng hơn. Sự vô tâm, lạnh nhạt, quan tâm đến lợi ích bản thân cũng nhiều vô số kể. Nhiều bạn than rằng chưa tìm được tình yêu chân thành, vì xã hội nhiều lợi dụng quá, sợ bị lừa. Nhiều bạn bảo lòng người lạnh nhạt, người ta dễ phớt lờ vì sợ ảnh hưởng đến mình. Đến trẻ con cũng đã thích nói dối.
Tui ra đường là thấy liền, hiếm có người nào muốn giúp đỡ những cuộc tranh cãi giữa đường. Phần vì sợ bị giàng cảnh, phần cũng sợ theo lộn phe, ăn 1 dao về với tổ tiên.
Hay đơn cử cho những livestream vô thưởng vô phạt trên mạng xã hội, những lời bình phẩm chê trách giấu mặt, đẩy biết bao người vào đường cùng, gây hại sâu sắc đến tâm lý của nạn nhân. Thường drama thì người ta thích hít, để bình phẩm, coi sai lầm của người khác như một tội đồ để mình tha hồ chê trách.
Tui không thanh cao để chê trách rằng hành động của họ là sai, là đáng lên án để bài trừ, trả lại 1 xã hội trong sạch. Tui biết đã là xã hội thì phải có những chuyện như vậy, nếu không thì lấy đâu ra bài học để người ta tốt lên được. Nói thiệt, tui cũng từng là người đi hóng drama rồi đi bắt nạt hội đồng. Cũng từng là người thao túng, dẫn dắt tâm lý cộng đồng đổi trắng thay đen.
Nói ra để hiểu là, người ta hắt hóa dễ lắm, nên đòi người ta chân thành nó khó lắm, nó kì cục, kì lạ lắm. Cho nên càng ngày, các thế hệ sau này có xu hướng sống lạnh, hờ hợt và tha hóa đó. Không lạ, mình sống trong xã hội như vậy nên không lạ.
Nên tui mới đúc kết thế này, sai lầm nào lớn, thì bị trả giá bằng pháp luật, sai lầm nào nhỏ, thì trả giá bằng nghiệp, lương tâm. Vẫn khuyên mọi người chân thành, khi nhìn vào hệ quả của sự không chân thành tạo nên. Nhưng không khuyên mọi người học đòi chân thành, cho đi khi bản thân chưa đủ sức. Và không muốn bình phẩm ai chưa muốn chân thành, nó đúng, không có sai, người ta không có lỗi khi không muốn cho đi, hay không muốn tử tế.
Đạo của Lão tử có 1 khái niệm, ai mà giả vờ sống đúng, thì giống như một căn bệnh nan y. Còn ai đã sai, đang sai, chưa muốn đúng, thì giống như bệnh cảm. Ít nhất người sai thì có khi họ tự nhận ra mà quay đầu đúng, dễ chữa trị. Còn người sợ sai, thích theo cái đúng mà không hiểu tại sao, thì cuộc sống khá là giả tạo, đạo lý, như 1 căn bệnh không chữa được.
“ Nhân đạo thù thành” bình dị thoi, thao cao giả tạo, nói đạo lý nhiều quá mà sống tào lao thì không phải nhân đạo đâu, là u mê khờ dại, là bệnh nan y, là mầm mống dễ bị bài trừ, đào thải.
Thương đạo thù tín
Thương trường kinh doanh thì trọng chữ tín.
Tui xin được chia làm 2 dạng kinh doanh căn bản, 1 là online, 2 là offline. Tại hồi đó cổ nhân chưa có mô hình kinh doanh trên sàn thương mại điện tử, nên câu này cần phân tích sâu sắc á.
a. Online
Chữ tín trong kinh doanh online nó như vầy nè.
Tui bán đồ online, nên tui mô tả rất kỹ sản phẩm của tui. Tui cho khách kiểm tra đàng hoàng, nhưng tui ghét việc khách trả hàng với lý do không thích. Nó làm lở dở công việc của tui, công sức tui mừng khi bán được hàng, công gói đồ tươm tất của tui.
Biết là khách đã chịu phí ship hoàn về, nhưng tui không thích, không muốn lấy thì ban đầu đừng mua, đừng làm tui mừng hụt.
Nhiều bạn ngây thơ, mua đồ online về cứ nghĩ không thích là trả lại, nên boom hàng, hoàn trả vô thưởng vô phạt. Đôi khi vì chứng minh mình trả hàng là đúng nên phốt luôn chủ bán, làm ảnh hưởng đến danh dự người ta. Buồn chớ.
Đó là nhà kinh doanh nhỏ lẻ như tui, chịu 1 mớ thuế sản phẩm từ sàn, thêm chi phí cho những trường hợp bất đắt dĩ. Bọn tui không đủ vốn nếu lỡ vướn 10 khách mua đồ theo cảm tính như vậy, cũng không đủ thông cảm. Chưa kể khách mua hàng đòi giảm giá, còn đòi miễn ship, đòi quay clip gói hàng. Tui cũng dễ thương, cũng nghèo, cũng chiều khách, rồi khách quay xe bảo cho nợ, khất được không.
Tham gia thương trường Online dưới tư cách là người mua hay người bán, đúng là tui không biết bạn là ai, nhưng người mua cũng cần chữ tín nữa á. Tui là người bán, tui trung thực với sản phảm của tui, tui đảm bảo hàng còn nguyên vẹn tới tay khách, tui không nói quá lên để khách mua, thì khách cũng thương tui, đừng có kì kèo vô lý, càng đừng chỉ nghĩ đến bản thân, tui buồn.
Hôm nọ, tui xem livestream trên mạng, phát hiện 1 nhà sản xuất vì muốn đẩy hàng tồn nên cung cấp giá bán lẻ trực tiếp đến các KOL, mà giá nó hỗ trợ đến mức thấp hơn cả giá nhập của đại lý, làm đợt đó toàn bộ đại lý trên toàn quốc ôm cục nợ tào lao không biết do đâu, vì khách hàng vì thấy lợi nên mua online, đâu có ra cửa hàng.
Nếu là tui, tui cũng không dám nhập hàng của đơn vị sản xuất đó nữa, đã mình mưu sinh nhờ ăn giá chênh lệch, mình còn gánh tiền mặt bằng, tiền nhân công, đã không chiết khâu cho mình thì thôi đi, còn cướp khách của mình. Ôi đợt đó tạo 1 đợt sóng khủng hoảng cao, vì phá giá thị trường. Không biết nhãn hàng nọ đẩy hết tồn kho chưa, mà tui tin là cũng không ai dám kí hợp đồng.
Chưa kể, 1 vài đơn vị kinh doanh hàng chui, hàng lâu, chưa khai thuế hải quan nên giá có phần nhỉnh hơn xíu, trực tiếp đá luôn chén cơm của những đơn vị đủ khả năng xuất hóa đơn rõ ràng.
Và đáng để tui kể đến, là những mặt hàng được pr kinh khủng vô tội vạ, như kem trộn, kẹo sữa ong chúa 1 thời. Ôi chồi ôi họ thuê KOL, hot face đồ nói về công dụng, lùa gà đẩy doanh số, đẩy hàng về đại lý liên tục. Đợt đó chị tui nè, ôm 120tr tiền hàng đẩy doanh số, còn bán được ra thị trường hay không thì nhãn hàng không quan tâm. Sau đó thì mớ hàng đó buộc phải rao bán nửa giá để lấy lại vốn, hoặc đổ bỏ vì sắp hết date. Cái thương hiệu đó tồn tại được 5 năm.
Làm ăn như thế thì muốn tồn tại cũng khó, tui thấy vậy. Còn cái vấn đề kích cầu từ sàn thương mại, bằng cái tung deal giảm giá. Nó không có giảm, nó kích thích vào nhu cầu mua hời, chứ ngày nào chả có deal cùng giá đó. Tui mua hố vài đợt, mới cảm thấy mình ngou, toàn muốn mua hời mà rướt về đồ không cần thiết. Ấy là nhãn hàng tìm đủ thủ đoạn đánh tráo khái niệm, kích cầu bán cho lẹ rồi á. Vì chiết khấu sàn thương mại cũng cao, mà giá thì vẫn phải giữ theo giá thị trường với các nhà buông lớn, nên cũng chua lè.
Đợt nào đấy, người ta nhắm vào lỗ hổng kích cầu của sàn thương mại, mà mua đi bán lại sản phẩm của mình nhằm ăn hỗ trợ giá từ sàn. Báo hại đợt đó, cái sàn cam thắt lại kiểm duyệt, phá nát chén cơm của rất nhiều người. Sàn chọn cách giam tiền lại, không cho rút, để đánh luôn mấy trường hợp vi phạm. Mà tui nói bạn nghe, kinh doanh mà giam vốn là thua, không có dòng tiền xoay vòng trong tháng đó là không có tiền nhập hàng mới, tiền nhà tiền kho ai gánh cho.
Bởi tui nói, kinh doanh Online là mảng trẻ mới đẻ chục năm đổ lại, sự cạnh tranh nó vô cùng lớn, bởi nó đang chuyển đổi xu hướng tiêu dùng của toàn bộ thế hệ. Nếu người buông, người mua không giữ nổi chữ tín trong miếng bánh màu mỡ này, thì tui biết nó sẽ càng ngày càng chua lè thôi.
Và câu chuyện nổi bậc cuối có liên quan đến thương mại Online, tui thấy có mấy nghề mới rất nổi, như KOL, Reviewer, beauty blogger,... Tồn tại nhờ sức ảnh hưởng trên mạng xã hội. Những bạn này đa phần là người trẻ, chưa trãi nghiệm nhiều, chưa ý thức được lời nói, danh dự và chữ tín nó quan trọng với nghề của các bạn.
Nên, tui thấy một số trường hợp dẫn ra như review theo cảm tính, làm ảnh hưởng đến chủ quán. Sống theo cảm tính, ảnh hưởng tiêu cực đến giới trẻ. Dùng hình ảnh của mình để buông đồ nhái, làm ảnh hưởng đến nhãn hàng thiệt.
Đó là 1 số mẩu chuyện trong kinh doanh Online thoi, nó cầu chữ tín, nhưng mà theo 1 cách thời đại hơn, lắc léo hơn nhiều.
Ấy là kinh doanh Online nó ít rủi ro sản phẩm rồi đó nghen, kinh doanh truyền thống tuy có thâm niên cao, nhưng thiếu chữ tín thì cay đắng mặn ngọt nếm được hết.
Ngày đó, 1 đối tác muốn mẹ tui cộng tác bán kem cho hãng của họ. Họ sẽ cung cấp cho nhà tui tủ kem, và vận chuyển kem độc quyền cho mẹ tui bán. Hợp tác rất vui vẻ, rất thuận lợi, cho đến khi tủ kem nó trục trặc.
Nó hư vào nửa đêm, và toàn bộ kem đều chảy hết. Nhãn hàng đưa ra cách giải quyết như sau: Họ sẽ cung cấp cho nhà tui 1 tủ kem mới, hoặc sửa lại tủ cũ, nhưng cách nào nhà tui cũng cần chịu 1 phần chi phí. Và toàn bộ số kem hư do lỗi từ cái máy kia, nhãn sẽ hổ trợ theo phần trăm ( tầm 20%) thôi, còn lại nhà tui chịu.
Và toàn bộ cái này không có trong hợp đồng đã kí.
Nghe mà tức, thấy giải quyết không thỏa đáng, mẹ tui trả tủ kem, cắt hợp đồng, chịu toàn bộ chi phí kem mới nhập về. Đợt đó vì kem đã chảy hết nên không bán được, nhà tui ăn kem cả tháng.
Cũng may là nhà tui có vốn xoay vòng, tổn hại đó không đáng kể. Thử hỏi nếu nhà khó khăn hơn, mà giải quyết kiểu vứt con giữa chợ như thế này, không có lương tâm chứ đừng nói đến chữ tín.
Thêm 1 câu chuyện khác, người quen tui mở tiệm photocopy, mua một chiếc máy photocopy cũ của 1 công ty, có bảo hành 1 năm cho toàn bộ chi phí sửa chữa. Nói là máy cũ, nhưng cũng trên dưới 50 triệu. Và đúng, 1 năm đầu tiên nó hư liên tục.
Lúc đó tui thấy có điềm rồi, có phải là đang lấy trâu què đổi trâu lành không đây? Cũng may là nó hư vào thời điểm có bảo hành, không tốn tiền. Tui có lân la hỏi, thiết bị hư này đem về làm gì? Người ta bảo đem về sửa lại để lắp vô bảo hành cho máy khác.
Ồ quao. Thế là tính toán ghê vậy, nó mòn ai chịu?
Đúng vậy, sau 1 năm đó, máy nó tiếp tục hư vì các bộ phận khác, mà công ty giải thích đơn giản là hao mòn theo năm tháng. Dĩ nhiên, người quen tui phải chi trả tiền triệu cho toàn bộ vật tư mới, không bỏ được, vì chưa lấy lại vốn cái máy.
Tiền kiếm ra chưa kịp chi trả cho tiền giấy đã phải chi cho vật tư. Tui cũng tự hỏi, chiến lược kinh doanh kì lạ ha, bán máy mà cũng tìm cách bán cả linh kiện, chèn ép đối tác ghê luôn á. Giống như 1 cái bẫy cho 1 năm bảo hành trọn gói vậy. Như thế thì không chỉ tui, ai đã trãi qua cũng không dám dây vào công ty đó, vì số tiền nó không phải nhỏ.
Khách tui, có đơn hàng tầm 10 triệu. Yêu cầu giao trong ngày, nhưng hẹn lần hẹn lượt để thanh toán. Họ bảo cấp trên không chịu quyết toán, tui cũng chịu. Vì 10tr đó mà vốn xoay vòng cạn kiệt, người quen tui không có tiền để sửa máy, hay mua giấy, làm tiếp những đơn hàng khác, bắt buộc phải vay mượn để tiếp tục kinh doanh.
10 tr đó cũng tồn được hơn năm rồi, giờ khách đó đến cũng dè chừng nhiều, chớ nhận đơn lớn quá có khi không hòa vốn được, toi đời.
“ Thương đạo thù tín”
Trên là 1 số mẩu chuyện nhỏ mà tui được nhìn thấy trong kinh doanh, nên tiền không phải lá mít, tui rất tuyên truyền phải giữ chữ tín trong kinh doanh, để đỡ đẩy người khác vào đường cùng, bản thân không tạo nghiệp, mà còn vững vàng.
Chớ kinh doanh như mấy câu chuyện tui gặp, công ty đó tồn tại nhiều lắm là 10 năm rồi tan, vì không ai muốn làm việc dung. Đụng tới lợi ích của nhau, mà hợp tác thương thảo không rõ ràng, giải quyết không công bằng, khó gọi là cái nghề được.
Tui công nhận là kinh doanh khó, ở bất cứ thị trường nào. Nên tui biết, nếu không có chữ tín ở cương vị khách lẫn chủ, thì giao dịch khó thành, một đi không trở lại. Có tín nhiệm thì ít nhất cũng dễ dàng hơn, chớ nghĩ đến cái lợi trước mắt mà quên rằng 10 năm nữa vẫn còn phải bám vào chén cơm này để mà sống, thì thử hỏi tới lúc đó, ai dám làm việc với mình? Dám chỉ là tiếp tục lừa tay mơ mà thôi.
Có chữ tín cũng là đang giúp đỡ mọi người. Vì đa phần con buông nào cũng là muốn cho cuộc sống đầy đủ hơn, dư dả hơn, nhưng vì những thành phần không có chữ tín, thương thảo không minh bạch, mà người ta vướn nợ nầng, đi vào đường cùng. Bởi dù giỏi đến đâu, khả năng có dòng tiền để xoay vòng vốn vẫn rất khó với những thành phần như vậy. Không phải ai cũng đầy đủ rồi mới đi kinh doanh đâu, đa phần toàn mượn thôi.
Chà, cảm xúc về kinh doanh của tui có phần hơi mãnh liệt. Túm lại, cổ nhân khuyên đúng về việc trên thương trường cần lấy chữ tín làm trọng. Nhưng thương trường là chiến trường, nên đôi lúc vì chữ tín lu mờ, mà như bạn thấy, gây ra thiệt thòi vô lý cho biết bao nhiêu người.
Tui không ăn kem cả tháng được nữa đâu, nên bạn kinh doanh nhớ giữ chữ tín nha.
Cuối cùng “ Nghiệp đạo
thù tinh”
Tui thích nấu ăn, và biết nấu ăn. Tui nấu ăn ban đầu là để cho mẹ tui, vì mẹ tui ăn chay, lại không có quá nhiều thời gian vào bếp. Nên tui cũng học vào bếp, làm vài món chay đơn giản.
Món chay tui làm thường vào những ngày tui có thời gian, một lần nấu mất tầm 3 tiếng. Nó có vẻ hơi không thiêt thực ở đời sống tiện lợi như bây giờ, nhất là với thế hệ của tui, vô cùng thích đồ ăn nhanh, đồ ăn lề đường.
Nhưng tui lại thích nấu ăn chậm, cảm giác tỉ mẩn thái từng lát cà rốt, rửa cho sạch từng cọng rau, lựa chọn món nào kết hợp với món nào là tốt, là ngon, nó đem lại cho tui sự thoải mái, cũng là thể hiện tình yêu thương dành cho người thưởng thức.
Nấu ăn bằng tấm lòng, thức ăn sẽ ngon hơn, cẩn thận hơn, trọn vẹn dành cho người ăn nhiều hơn. Bản thân cũng là từ từ tiến bộ, học được nhiều món phức tạp, tâm hồn lại thanh thản hơn.
Không chỉ trong nấu ăn, tui nghĩ mình làm cái gì, cũng cần đem cả tấm lòng để làm. Bởi lúc đó, bản thân tui không vì để tiết kiệm 1 chút thời gian mà khinh suất, mà người nhận cũng sẽ hài lòng với thành phẩm của tui.
Công việc của tui cần sự tỉ mỉ và chuyên môn, bởi nếu lỡ bản gốc vì quá nhiều mà không muốn kiểm tra kỹ, đưa vào máy để sao ra cả chục bản khác, thì coi như có sai sót là phải bỏ hết cả chục bản sao đó. Dần thì cẩn thận và tỉ mỉ của tui trở thành thói quen, nhưng cũng nhờ nó, mà tấm lòng của tui luôn được đưa đến trọn vẹn người mà tui muốn trao gửi.
Bạn tui hỏi, làm việc đúng trách nhiệm là được, giỏi chuyên môn là được, chứ cần chi cái tấm lòng giữa thời đại ngày nay?
Tui nghĩ nó giống như một món quà vậy, nếu tui thích 1 món quà tươm tất, được chọn lựa kỹ lưỡng, được suy nghĩ tỉ mỉ, để cảm thấy mình thiệt là quan trọng trong mắt người tặng quà, thì tui nghĩ bất kì ai cũng ưa thích điều đó. Nên không có lý do gì để mình không làm, dù sao cũng không tốn quá nhiều thời gian đâu.
Vốn cái giá trị tui muốn mang đến nó đã vững ở cái chuyên môn mà năm tháng tui mài dũa, thì tui còn muốn cả tấm lòng, đặt trái tim, tình cảm vào từng thứ mà mình làm. Tui thích thay đổi tư duy để các bạn tự tin sử dụng Tiếng Anh hơn là mài dũa kỹ năng của các bạn. Bởi điều đó thiệt sự giúp ích cho cuộc sống của các bạn ở nhiều phương diện khác.
Tui cũng thích động viên cộng sự tự xử lý nhiều tình huống khác nhau khi khách đến, không sợ sai khi tìm tòi công nghệ. Vì như vậy khi tui không còn làm việc ở đó nữa, những điều không biết thì cộng sự có thể tự tin mà tìm kiếm từ các nguồn, và dám thử nó nữa.
Tui nghĩ, ai đó giỏi chuyên môn thì thật đáng để trân quý. Bởi quãng hành trình quá miệt mài để có được sự điêu luyện đó, tui có thể hiểu 1 cách sâu sắc công lao. Và, khi ai đó có thể mang chuyên môn đó trọn vẹn giá trị cốt lõi đến những người khác, giống như nấu ăn, không chỉ là thức ăn, mà còn là tấm lòng, là sự trao gửi chân thành, thì tui thấy nó gấp nhiều lần trân quý.
Tui, 1 genz đọc được câu của cổ nhân như sau:
“Thiên
đạo thù cần
địa
đạo thù thiện
nhân
đạo thù thành
thương
đạo thù tín
nghiệp
đạo thù tinh”
Như tui đã kể ở trên, xã hội sẽ thay đổi, nhưng cốt lõi vẫn nằm ở đó, như 4 mùa xuân, hạ, thu, đông rồi lại xuân. Ai cũng sẽ cần trưởng thành, lớn lên, vượt qua những ngày giông bão để chấp nhận mình là một người bình thường thôi, và thừa nhận những chân lý trong 5 câu này.
Tui không xem đây là những lời dạy, tui xem đây là lời bình, về những mảng cuộc sống của 1 con người sau khi đã lớn lên vững vàng.
Tất cả những bài học trong cuộc sống đều do chính mình tự nhận ra, như quan điểm của tui, đi theo dòng chảy, đến một lúc nào đó rồi cũng sẽ ra biển mà thôi. Cho nên, điểm đến của Thiên đạo- Địa đạo- Nhân đạo- Thương đạo- Nghiệp đạo sẽ không nhất thiết là cần- thiện-thành-tín-tinh ở mỗi đoạn đường đời của mỗi con người, và cũng chắc chắn không phải điểm đến cuối cùng.
Nên cả bạn, và cả tui nữa, nên tiếp tục bước đi theo lối của mình nhé.