Chữ Thành thư pháp Việt đẹp - Thành công - Thành đạt - Thành tựu

Chữ Thành thư pháp Việt

Chữ Thành mang ý nghĩa gì?



Chữ Thành mang ý nghĩa bức tường lớn bao quanh một khu vực, chủ yếu để phòng vệ. Trong thư pháp chữ “Thành” được sử dụng nhiều với ý nghĩa “tạo nên, cái khả dĩ, có thể đạt được” hay để ám chỉ sự đã xong “thành công”.

Thành còn chỉ sự chân thực, lòng thật thà, không giả dối.


Chữ Thành thể hiện qua thư pháp


Khác với chữ Hán khi mỗi chữ Thành có những cách viết khác nhau tùy theo ý nghĩa của chúng thì chữ Thành ở thư pháp Việt chỉ có duy nhất một cách viết, và nó đại diện cho tất cả các ý nghĩa do hệ thống chữ Quốc ngữ là ký tự biểu âm.

Bên cạnh chữ, người ta còn có thể sử dụng hình vẽ, đường nét khác để gia tăng hiệu quả cho việc giải nghĩa nội dung. Giả sử ta có một vòng tròn bao quanh, vòng tròn này mang nhiều ý nghĩa như “một quá trình”, “sự viên mãn”, “sự tập trung”, có thể kết hợp với chữ “Thành” để nâng cao khả năng truyền tải ý nghĩa.

Tâm tưởng sự thành

Câu nói 4 chữ ý chỉ việc dành sự chú ý vào đâu, suy nghĩ vào việc gì thì sẽ dễ dàng hoàn thành được công việc. Ví như có hai người một anh A và một anh B cùng được giao cho một công việc giống nhau là đi viết bài văn miêu tả chú mèo. Anh A không để tâm vào công việc, không suy nghĩ về nó nhiều thì bài văn của anh ta chỉ nằm ở hình ảnh con mèo có mấy chân, màu gì. Còn anh B khi được giao cho công việc ấy, anh ta để tâm vào nó, thì bài văn miêu tả của anh ta có thể sẽ nói tới những thông tin bất ngờ, như báo, hổ cũng thuộc họ nhà mèo, hay cấu tạo xương khớp của những chú mèo có thể cho phép nó chui qua những không gian rất hẹp như một cái khe nhỏ,… Rõ ràng rằng tâm càng để ý tới sự vật, sự việc ta làm bao nhiêu thì kết quả mang lại càng tương xứng.


Chữ Thành thư pháp Việt


Việc viết một tác phẩm thư pháp nếu hiểu được như phần giải nghĩa, ta sẽ dễ dàng thể hiện nó một cách rõ ràng, khoáng đạt.

Một trong những cách thể hiện phổ biến trong thư pháp là cách chơi bố cục. Lấy một chữ lớn làm chủ đề và những chữ nhỏ (tiểu tự) sẽ mô tả chủ đề ấy một cách rõ nét hơn.

Chữ “Tâm” được viết to, rõ ràng ở chính giữa và bốn chữ tâm tưởng sử thành ở dưới góp phần giải thích rõ hơn cho câu nói này.

Chữ Thành thư pháp Việt

Chữ Thành thư pháp Việt

Chữ Thành thư pháp Việt



Link đọc thêm: https://www.thuphapthanhphong.com/2017/08/viet-thu-phap-chuyen-nghiep-ha-noi.html


Thanh Phong

Xin chào các bạn, mình là một người thích viết lách và chia sẻ kinh nghiệm

Post a Comment

Previous Post Next Post