Trí có nghĩa là sự khôn ngoan, thông tuệ của con người, hiểu vật, hiểu đời, trái với ngu dốt.
Trí còn có nghĩa ám chỉ sự “nhiều mưu kế”, nhiều “tài khéo”, có thể ứng dụng những kiến thức đã biết để giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Tìm hiểu về ý nghĩa chữ Trí
Trong xã hội nho giáo ngày xưa, người ta coi trí là chưa đủ, bậc quân tử phải có cái dũng, ám chỉ sự mạnh dạn, bạo dạn làm những việc biết trước là nguy hiểm. Trí dũng song toàn thì có thể cải tiến xã hội, bài trừ những thứ xấu xa, độc ác. Người có trí mà không có dũng thì dễ luôn cúi đầu, lấy cái trí để làm theo việc xấu, người có dùng mà không có trí thì dễ bị lừa gạt, làm việc khó thành công.
Thư pháp chữ Trí thể hiện những điều gì
Trí trong thư pháp Để thể hiện một tác phẩm tốt, người viết phải trải qua quá trình khổ luyện hàng ngày để thế vững, tay dẻo, có thể tạo ra những đường nét đúng theo ý tưởng trong đầu. Vì bút lông được cấu tạo từ các sợi rất mảnh nên nếu chỉ thay đổi một chút trọng lực, một bút hướng đi sẽ tạo nên những kết cục khác nhau.Cách viết chữ Trí trong thư pháp
Chữ Trí có thể thể hiện bằng nhiều cách trong đó, cách thông dụng nhất là tăng độ khó trong khi di chuyển đường bút, sắp xếp những ký tự một cách thông minh để con chữ thêm chặt chẽ, hài hòa, ấy chính là cái trí của người viết chữ vậy.
Đối với chữ Hán thì việc viết chữ Trí có phần thú vị bởi nó là sự kết hợp giữa chữ Tri và bộ Nhật.
Có thể hiểu rằng, chữ Trí của Hán tự thể hiện được yếu tố tượng hình, chỉ sự khá cao.