Giải nghĩa để hiểu hơn về chữ Duyên
Trong Phật giáo, người ta thường biết tới chữ nhân duyên, trong đó, nhân là nguyên do, duyên là những xúc tác thúc đẩy cho nhân phát triển. Ví dụ khi trồng cây người ta reo hạt, thì hành động reo hạt là nhân, còn để hạt nảy mầm, phát triển lớn mạnh nó cần phải có nước, không khí, chất dinh dưỡng trong đất, ấy chính là Duyên.
Trong cuộc sống. Chữ Duyên sử dụng với ý nghĩa phái sinh ám chỉ những điều kiện thuận lợi để phát triển. Vì thế ta có “Vạn sự tùy duyên” ý chỉ mọi việc ta làm đều dựa vào những điều kiện mà thế giới này mang lại. Không dựa vào những điều ta muốn.
Chữ Duyên được hiểu như thế nào qua thư pháp
Trong thư pháp việc quan trọng đầu tiên cần phải hướng đến chính là “Ý nghĩa của một bức thư mang lại”.
Người viết chữ phải cố gắng truyền tải thông điệp của bản thân, thông qua những đường nét để đưa lên trên trang giấy. Sao cho người xem có thể thấu hiểu, có thể đoán được một phần nào đó ý nghĩa, cảm xúc, lời nhắn nhủ mà người viết muốn truyền tải.
Ví dụ như viết một bản cho người trên, cho vua chúa thì chữ phải nghiêm trang, cẩn trọng, cung kính, viết cho bạn bè, người yêu thì chữ có thể thoải mái, hồ hởi, vui tươi.
Vậy thế nào là hồn hậu, thế nào là vui tươi, thế nào là nghiêm cẩn, nếu để nói trong một sớm một chiều thì thật khó để giải thích cho trọn vẹn, nói ngắn gọn là dùng các cách sắp xếp, các phép viết đậm nhạt, các đường đi của bút để thể hiện.
Chữ Duyên được viết theo dạng phong thể phòng khoáng, dựa nhiều vào ý bút thời điểm hiện tại của người viết, các đường nét liên tục không đứt đoạn, vạn sự tùy duyên.