Mẫu câu đối thư pháp chơi Tết Nguyên Đán đón Xuân thêm vui

Xin chào cả nhà, chào mừng mọi người đã đến với thư pháp Thanh Phong. Hi vọng bạn sẽ có nhiều trải nghiệm tuyệt vời khi truy cập vào bài viết của mình. Hôm nay mình sẽ giới thiệu đến mọi người một số mẫu câu đối Tết mình đã viết trong thời gian vừa qua. Vừa để mọi người thưởng thức, vừa để mọi người tham khảo và có thể sẽ lựa chọn được mẫu đối trang trí cho ngày Tết của mình thêm trọn vẹn và sinh động. 

Mẫu câu đối Tết bằng chữ thư pháp
Mẫu câu đối đẹp, ý nghĩa

Ngày Tết là ngày sum họp của mọi người và mọi nhà, là ngày khởi đầu cho một năm mới, là phút giây đoàn tụ của mọi người trong gia đình. Tết có bánh chưng, có dưa hành, có lì xì,... mỗi một món ăn hay một vật dụng đều có những ý nghĩa riêng của nó. Một trong những thứ góp phần làm nổi bật lên ý nghĩa, nét văn hóa ngày Tết đó chính là  những câu đối bằng chữ thư pháp treo hoặc dán tại gia.

Câu đối là gì? 

Câu đối là cách mà người xưa sử dụng câu từ có số lượng nhất định nhằm biểu thị một ý chí, một quan điểm về sự kiện, sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội. Số lượng các chữ thường là số lẻ (quan điểm của Trung Hoa xưa số lẻ là điềm tốt).
Nội dung của câu đối thường nói về ý chí, con người, cảnh vật, mùa xuân, do thường được sử dụng để treo trong nhà, các nơi dễ thấy để làm tăng giá trị thẩm mĩ cho không gian nên nội dung thường rất khắt khe. Không thô tục. Kết cấu của câu đối thường theo niêm luật bằng trắc. Bao gồm 02 vế: 
- Vế ra: vế mở đầu, khai mở ý nghĩa và đề ra niêm luật, nội dung để vế đối được tạo ra. 
- Vế đối: lần lượt theo thứ tự các ký tự vế đối có thể sẽ trái ngược lại hoặc đi thành cặp với ý nghĩa gần với vế ra. Cách nhận biết vế ra và vế đối đơn giản là đọc âm cuối cùng của câu. Ví dụ: Triển hoành đồ kỳ khai đắc thắng 
Sấm đại nghiệp mã đáo thành công.
Chữ cuối cùng vế ra thường là gieo vần trắc. Vế đối thì chữ cuối cùng thường gieo vần bằng.

Mời bạn tham khảo bài viết: Phụ kiện trang trí cành đào ngày Tết. 

Mẫu câu đối Thanh Phong viết

Mẫu câu đối Tết bằng chữ thư pháp
"Sẻ chia tinh hoa thời trí huệ
Dựng xây đường lớn hương về tâm"

Mẫu câu đối Tết bằng chữ thư pháp
"Bình an trúc báo bình an phúc
Phú quý hoa khai phú quý xuân"

Mẫu câu đối Tết bằng chữ thư pháp
"Mừng xuân sang vạn sự thành công
Chúc Tết đến trăm điều như ý" 


Mẫu câu đối Tết bằng chữ thư pháp
"Nghênh hỷ nghênh xuân nghênh phú quý
Tiếp tài tiếp phúc tiếp bình an"


Mẫu câu đối Tết bằng chữ thư pháp
"Xuân sang cội phúc sinh nhành lộc
Tết về cây đức trổ thêm hoa"


Mẫu câu đối Tết bằng chữ thư pháp
"Mừng xuân sang vạn sự thành công
Chúc Tết đến trăm điều như ý" 

Mẫu câu đối Tết bằng chữ thư pháp
"Mừng xuân sang vạn sự thành công
Chúc Tết đến trăm điều như ý" 

Mẫu câu đối Tết bằng chữ thư pháp
"Mừng xuân sang vạn sự thành công
Chúc Tết đến trăm điều như ý" 

Mẫu câu đối Tết bằng chữ thư pháp
Chữ Tết trong câu đối

Mẫu câu đối Tết bằng chữ thư pháp
"Nghênh hỷ nghênh xuân nghênh phú quý
Tiếp tài tiếp phúc tiếp bình an"

Mẫu câu đối Tết bằng chữ thư pháp
"Nghênh hỷ nghênh xuân nghênh phú quý
Tiếp tài tiếp phúc tiếp bình an"

Mẫu câu đối Tết bằng chữ thư pháp
Chữ Tài trong bức đối

Thông tin chi tiết về sản phẩm

【Danh Phẩm】: Câu đối treo dạng biểu gấm hoa cao cấp. 
【Kích cỡ】: 35x175cm
【Màu sắc】 : Vàng - đỏ; Vàng- Trắng; Trắng - Đỏ;...
【Chất liệu】: Giấy xuyến, dó
【Nội dung】: Theo yêu cầu
【Thủ bút】:Thanh Phong


Điều gì khiến các sản phẩm của thư pháp Thanh Phong trở nên hấp dẫn


Mẫu câu đối Tết bằng chữ thư pháp
Chất lượng biểu đối

Mẫu câu đối Tết bằng chữ thư pháp
"Sẻ chia tinh hoa thời trí huệ
Dựng xây đường lớn hương về tâm"

Mẫu câu đối Tết bằng chữ thư pháp
Chất lượng biểu đối

- Với mỗi khách hàng đến với Thanh Phong, mình rất trân trọng. Mình luôn đặt sự hài lòng của khách hàng lên đầu.
- Lên bản thảo cho mỗi tác phẩm để khách hàng tìm ra bức ưng ý nhất.
- Tư vấn về kiểu dáng, kích cỡ, màu sắc phù hợp với không gian của khách.  
- Sản phẩm được viết tay 100%.
- Có nhiều sản phẩm để khách hàng lựa chọn.
- Đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, tận tình, chu đáo.
- Nếu chưa có nội dung, Thanh Phong sẵn sàng tư vấn và tìm nội dung cho khách. 
- Có chính sách bảo hành sản phẩm và có nhiều ưu đãi lớn. 

Mẫu câu đối Tết bằng chữ thư pháp
Chất lượng biểu đối

Những tìm hiểu thú vị xoay quanh chủ đề "Câu đối"

Câu đối, hay nói cách khác là cách chơi chữ, làm sao mà 2 vế phải đối xứng nhau về nghĩa, từ ngữ, và âm điệu. Thường là biểu lộ tình cảm, cảm xúc, dễ thấy trong văn hóa, tán tỉnh ngày xưa của ông bà ta, hoặc trong những tác phẩm khắc họa ở đình, chùa, miếu, hay ở những cột gỗ liêm trong nhà (người giàu).

Ở các vùng miền, đối đáp đã tồn tại theo nhiều kiểu cách, hình thức thể hiện khác nhau

Ở văn hóa Nam Bộ, câu đối có hơi xa lạ, bởi hình thức giải trí ở đây thời ông bà thường là cải lương, đờn ca tài tử. Những đoàn nghệ thuật tiếp cận dân chúng bằng xuồng, bán nghệ bằng những tiếng ngân nga và nhạc sống. Ông bà ngày xưa chỗ tớ tán tỉnh bằng việc hẹn hò nhau ở những đoàn hát ca kịch, hí kịch, cải lương sẽ đến sau mỗi lần đốt rẩy. Chữ nghĩa lại thuần nam bộ, gọi là dân ca, thể hiện qua các điệu hò, lý, vè. 
Dĩ nhiên, đâu đó vẫn xuất hiện đối đáp, như một cách để gửi gắm tình cảm một cách e thẹn nhất, tuy sẽ không quá khắc khe về công thức, hay sử dụng nhiều từ ngữ Hán- Việt, nên sẽ giữ lại được nét mộc mạc, bình dị của phương ngữ nơi đây.
Thường thì, những câu hò đối đáp trông như thế này :
Chờ em cho mãn kiếp chờ
Chờ cho rau muống lên bờ trổ bông.
Khi nghe chàng trai cất lên câu hò, cô gái liền bẻ lại:
Rau muống trổ bông lên bờ nó trổ
Ai biểu anh chờ mà anh kể công ơn.
Nguồn :Di sản văn hóa dân gian miền sông nước: Hò đối đáp Nam Bộ | Cửu Long (cuulong.org)

Thật sự nghe rất dễ thương. Cũng là tán tỉnh, nhưng dân lao động, nông dân gắng liền với đồng ruộng, sông nước sẽ có cách thể hiện riêng biệt, thỏa lòng nghệ thuật nơi đây. Nghe đoạn này, luôn đặt sắc ở giọng “ hò ơi…” mở đầu ở bất kì câu hò nào, sau đó là giọng miền nam ngọt ngào, ngân nga. Ví như cái hay của câu đối này, cậu phải nghe cả giọng hò, lẫn ngữ điệu, hoàn cảnh của nó.
Hãy tưởng tượng khung cảnh là những đồng canh tác bạc ngàng, những người trẻ ngày ngày làm nương rẫy, gia đình khó tính, chẳng dám gửi gắm yêu đương. Rau muống đồng ở Tây- Nam Bộ thường mọc dưới sông, nước, là món ăn gần như mỗi ngày của người dân nơi đây. Cái loại hoa tím, rất dễ sống, kể cả cạn hay ao gì nó cũng có thể bò lên mà sinh trưởng.
Câu đối đáp trên, người nam thì thể hiện bản thân đang chờ đợi tình yêu khi có đủ điều kiện thích hợp, thì sẽ nảy nở đơm hoa, cũng là ngụ ý dò hỏi sự mở lòng của cô gái nọ. Nhưng cô bé này lại không nghĩ thế, rau muống vốn dĩ rất dễ sống, ở đâu cũng là điều kiện thích hợp cả, chỉ là do anh tự chờ thôi, ai mượn không nói với người ta? 
Thế, đó là câu đối. Ở những nhân dạng khía cạnh khác trong cuộc sống đầy màu sắc, chúng ta có thể hiểu đơn giản mà không cần thông qua bất kì liệu pháp nghệ thuật nào phức tạp. 

Thời điểm sau này các hậu sinh cũng tập làm đối

Năm 2021, nhóm hài độc thoại Saigon Tếu, với màn trình diễn tuyệt vời của Uy Lê, có nhắc đến thể loại đối thời ông bà xa hơn nữa, Đoàn Thị Điểm và Trạng Quỳnh. Với câu đối tử “ Da trắng vỗ bì bạch”, mà anh này cũng đối lại câu rất hay “ Đỏ mặt ngắm hồng nhan”. 
Anh phân tích rằng, đối ở đây theo quy luật từ ngữ của bà Đoàn Thị Điểm đề ra: Tức da – bì, trắng- bạch. Nối với động từ ở giữa, và vế sau phải có tượng thanh hoặc tượng hình, vì bì bạch cũng là từ tượng thanh. 
Đối với câu này, anh phải nghĩ ra một câu nào tương tự, ráp vào ngữ cảnh rằng Trạng Quỳnh đang xem Đoàn Thị Điểm…tắm. Nên Uy Lê chọn “ Đỏ mặt ngắm hồng nhan”. Luật từ ngữ: đỏ - hồng, mặt- nhan, nối với động từ ở giữa, và vế sau hồng nhan là từ tượng hình, ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ.
Vừa đáp ứng được đề bài của Đoàn Thị Điểm, mà vừa thể hiện được thái độ trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ, ở cái ngữ cảnh nhìn người ta…tắm. Rất sâu sắc đúng không. 
Câu đối này khác với câu hò ở trên ở chỗ, họ thêm 1 nét nghệ thuật chơi chữ, lồng ghép chữ cái để thể hiện ý đồ, tâm cơ của bản thân. Nét này thì “ đĩ mồm” Trạng Quỳnh khá giỏi, giống như các rapper đương thời hiện nay, ông cũng có những cú hết hồn để tán tỉnh Đoàn Thị Điểm lúc bấy giờ.
Có giai thoại Đoàn Thị Điểm đem lễ lên chùa, có Quỳnh đi theo. Vì rất mệt mỏi với nhiều lần kiên trì của Trạng Quỳnh, mà bà chỉ vào cây xương rồng mà nói:
-Cây xương rồng, trồng đất rắn, long vẫn hoàn long.
Quỳnh đáp:
- Quả dưa chuột, tuột thẳng gang, thử chơi thì thử.

Hai ông bà sử dụng khá nhiều từ hán việt, giải nghĩa thế này:
Rồng trong cây xương rồng ở đoạn trên đồng nghĩa với long ở đoạn dưới. Mà Long cũng có nghĩa là lỏng lẻo trong Hán Việt. Trồng đất rắn, rắn lại đối với chữ long ý lỏng lẻo ở trên. Ý chỉ rằng, cây xương rồng này lì quá, kiểu gì cũng ở lại, nhưng bản thân lại lỏng lẻo, chẳng đáng cho người ta nương tựa. Mà có nói kiểu gì cũng không chịu đổi thay.

Luật ở đây, là loại thực vật này phải có chữ đồng nghĩa phía sau, nhưng ở giữa phải đối với chữ đồng âm đó. Và dù như thế, phải trả lời được tâm ý rất bóng gió, hơi cọc của Đoàn Thị Điểm. 

Ở vế của Trạng Quỳnh, thì cũng hợp quy luật rằng : thực vật : dưa chuột. Chữ thử ở vế sau cũng có nghĩa là Chuột ở vế đầu. Và đúng, cũng có nghĩa là thử với tới mà xem, ý chỉ thách thức. 
Tuột thẳng gang, dù không thuận theo luật của bà Điểm ở trên, nhưng lại phù hợp để đối lại vế trồng đất rắn của bà, một cái thì trơn, một cái thì khô…
Chọn quả dưa chuột, cũng là đối lại với loài thực vật ít nước mà bà Điểm chọn, vì dưa chuột mọng nước hơn. 
Và đúng, vì sao lại là tuột thẳng gang, thì với cái thâm niên chui vào buồng ngủ con gái nhà người ta, hay xem con gái nhà người ta tắm, thì chắc ai cũng hiểu nghĩa của ông Quỳnh muốn đề cập là so sánh với cái gì.
Nên hẳn mọi người đã hiểu vì sao câu sau lại là “ thử chơi thì thử”, Quỳnh vẫn vậy, vẫn “ Đĩ mồm”. 
Nguồn :Câu đối của các nữ sĩ – Wikiquote
Ở một số bản phân tích khác thuần phong mỹ tục hơn, thì người ta không đào sâu vào việc nông nỗi khá bậy của Quỳnh thuở bấy giờ, mà tập trung vào khía cạnh khác:

Xương rồng trồng đất rắn, ý chỉ môi trường đã thuận lợi, nhưng “ long vẫn hoàn long”, Quỳnh vẫn không sửa nổi cái nết bướng ngạnh của mình ( như sự lì dai của xương rồng không cần nước vẫn sống), khiến Thị Điểm không thích. 

Quỳnh ta đáp lại bằng Quả dưa chuột, loài dây leo chẳng hề mạnh mẽ hay cứng cáp như xương rồng, lại vế sau, thử - chơi, cái cụm ý chỉ cợt nhã, không làm thật mà chỉ thử để chơi thôi. ( vẫn không dám nhắc đến cụm “ tuột thẳng gang”, dù ai cũng thấy gang là gang tay, cả gang lận á). Người ta bảo Trạng Quỳnh đang cố gắng thể hiện quân tử không thay lòng dù ở bất kì môi trường nào. 

Thông qua đối thoại này, ngoại trừ khả năng chữ nghĩa của cả 2, thì cũng có thể thấy được tâm ý của cả 2 khác biệt cỡ nào. Một bên thì đoan trang, mong một anh tài để nương tựa, ghét Quỳnh nhây quá, một bên thì nhây thật, còn bướng bỉnh, chưa muốn lớn, càng đang chê trách Thị Điểm  quá khô khan. 
Sau giai thoại này, thì cả 2 ông bà cũng cảm thấy không hợp để chung đôi. 

Vâng, ta đã thấy 1 nét của câu đối mà có sử dụng liệu pháp chơi chữ, thì khả năng hay ho sẽ ở mức nào, nhất là rơi vào các anh tài tuổi đôi mươi, còn ngông và nhây. Tiếp tục, đối thì có thể là ở dạng đối thoại từ 2 nhân vật, và cũng có thể xuất hiện ở những án thơ, nơi những câu trong 1 bài đối nhau mang lấy những nét nghệ thuật phong phú và đặt sắc.
Thêm 1 chút nhiên liệu : Đối âm. Với luật bằng trắc đối trắc bằng, những án thơ này có thể được gọi là đối hợp chưởng. 

Có thể hình dung đơn giản như vầy, âm bằng gồm các chữ có dấu huyền và ngang. Và âm trắc là toàn bộ những âm tiết còn lại. Quy luật có thể là chữ đầu có âm đối chữ cuối, hoặc chữ đầu của 2 câu thơ có âm đối nhau, nhằm mang lại âm thanh hài hòa, du dương thuận tai cho cả bài thơ.

Tiêu biểu và kinh điển nhất, phải nói đến thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật, mà ví dụ thì có Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan.

1.Bước tới  đèo Ngang bóng xế tà,
2. Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
3. Lom khom dưới núi tiều vài chú,
4. Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
5. Nhớ nước, đau lòng con cuốc cuốc,
6. Thương nhà, mỏi miệng cái da da.
7. Dừng chân đứng lại: trời, non, nước,
8. Một mảnh tình riêng, ta với ta.

Ở đây, mình không phân tích thể thơ thất ngôn bát cú luật Đường, mà sẽ đào sâu vào đối âm giữa những câu thơ với nhau. 
Cậu để ý câu 3 và 4, Lom khom- Lác Đác là luật đối Bằng- Trắc ở chữ đầu của 2 câu thơ. Lom- chú, là luật đối Bằng – Trắc ở chữ đầu câu và chữ cuối câu, tương tự ta có câu 4, Lác- nhà, luật Trắc- Bằng, đối chữ đầu và chữ cuối. 
Chưa kể đến đối chữ, bên sông- dưới núi, hay vài chú- mấy nhà. Cái tổ hợp này mang đến khúc âm thơ nghe rất thuận tai, thuận miệng, nghệ thuật không tả, chưa kể là trường hợp tức cảnh sinh tình của bà Huyện Thanh Quan.
Về âm điệu, khi nhìn vào toàn bộ tất cả các chữ trong 2 câu 5 và 6, thì nếu ở trên là âm trắc, thì phía dưới chắc chắn là âm bằng. Hoặc ngược lại. Nhớ- thương: Trắc- bằng. Nước – nhà: Trắc bằng. Đau – mỏi : bằng trắc, lòng- miệng : Bằng- trắc. Con- cái: Bằng Trắc, Quốc quốc- gia gia : trắc – bằng. Chưa kể, để ý ở mỗi cặp đối nhau, đều là những từ cùng nghĩa hoặc đối nghĩa, có con thì đối cái, nhưng có nhớ thì có thương. 
Và khi đặt câu 3-4 đối với câu 5-6, ta sẽ được thể loại đối hợp chưởng, một bên bắt đầu bằng âm bằng trắc, đối với bên kia bắt đầu bằng âm trắc bằng.
Nghệ thuật của bài Qua Đèo Ngang sẽ được thể hiện xuất sắc hơn, thông qua bản phân tích này, khi thuận hết tất cả các quy tắc niêm, luật, đối, vần, nhịp mà vẫn giữ nguyên được tâm thế tức cảnh sinh tình, cũng như nỗi lòng cô đơn của tác giả.
Phân tích quy tắc niêm, luật, đối, vần, nhịp trong bài Qua Đèo Ngang - Theki.vn

Như câu nói của tớ ở đâu đó, rằng chúng ta chỉ có thể cảm thụ được nghệ thuật thông qua kiến thức, và đồng cảm với tác giả thông qua cảm xúc. 
À, và chúng ta đã đi qua 3 cung bậc của câu đối, đối đáp – đối nghĩa, đối chơi chữ và đối âm – đối hợp chưởng. Để có thể thấy, cách sử dụng ngôn ngữ vô cùng kì diệu và phong ba bão táp. Dù thế, loại hình nghệ thuật câu đối vẫn luôn tồn tại và trường tồn theo thời gian không những bởi cái hay ho mà còn bởi cái chất xám mà người xưa đổ vào nó.
Người nay, khi chúng ta đang trong giai đoạn hội nhập hóa, thì thú chơi chữ không còn xuất hiện nhiều ở thường nhật, mà chỉ tồn tại ở những môi trường nghệ thuật đặc thù, như rap, hài độc thoại, hay văn thơ. Dẫu thế, các bạn trẻ vẫn không ngừng tiếp nối và phát huy loại hình nghệ thuật đặt sắc này, không chỉ là giữ vững bản sắc ngôn ngữ dân tộc Việt, mà còn là thể hiện nên cái trí cái tài cũng không thua kém ông bà là bao.
Vậy, để tự mình làm nên một câu đối, theo tớ thì trình độ chữ nghĩa đến đâu mình làm đến đó, miễn là đảm bảo được quy tắc ngữ nghĩa, không giống như chắp vá, còn ngoài ra để đặt để chơi chữ, hay quy tắc âm điệu, thì còn cần nhiều tài năng, mình nên hài lòng với tài năng mình đang có vẫn hơn.

Ví như, ta có câu đối tết vẫn hay thấy:
Chúc tết đến trăm điều như ý
Mừng xuân sang vạn sự thành công.
( tips là như thơ lục bát hoặc thất ngôn tứ tuyệt, thì khi nghe âm điệu có vẻ thuận tai, thì chắc chắn đã hợp quy tắc trắc- bằng)
Ngoài ra, ta có thể đối theo kiểu phương ngữ Nam- Bắc : khi tết- xuân, đến- sang.
Hoặc đồng nghĩa: Chúc- mừng. Trăm điều- vạn sự.
Hay hướng tới cùng 1 đích tốt đẹp : như ý- thành công. 

Cuối cùng, thư pháp và câu đối từ thuở xa xưa đã là 2 loại hình nghệ thuật không thể tách rời, cũng chính là sự kết hợp hoàn mỹ giữa nghệ thuật viết chữ và giá trị ngôn ngữ Việt. Khi cái tinh tế của bút pháp gắng liền với sự chọn lọc từ ngữ vô cùng thông thái của những câu đối, không chỉ mang lại được những tác phẩm nghệ thuật, mà bên cạnh đó còn phản ánh được tinh thần văn hóa sâu sắc.
Nói cách khác, khi sử dụng thư pháp để viết câu đối, cũng là một cách tôn vinh ngôn ngữ Việt, nâng tầm tri thức, thổi hồn vào ngôn ngữ không chỉ ở phần hiểu, phần nghe, mà còn cả phần nhìn. 
Có lẽ mọi người đều đã quen với việc những tác phẩm thư pháp câu đối như một vật phẩm trang trí, tuy nhiên, khi chúng ta hiểu được trọn vẹn giá trị nghệ thuật trong những tác phẩm mang tính kết hợp giữa hai nền nghệ thuật, thì dĩ nhiên không còn vỏn vẹn nằm gọn trong vật phẩm trang trí nữa, mà trở thành những tác phẩm có hồn, mang đến sự tinh tế, độc đáo, sang trọng cho không gian sống, và là niềm tự hào của giá trị ngôn ngữ và văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt.


Mọi người có nhu cầu đặt hàng liên hệ qua:
Hotline: 0395 021 559

Để được tư vấn và đặt hàng. Chúc mọi người an lạc, thành công trong cuộc sống. 
Thanh Phong

Xin chào các bạn, mình là một người thích viết lách và chia sẻ kinh nghiệm

Mới hơn Cũ hơn