Biểu gấm thư pháp - Cáo Tật Thị Chúng

 Thư pháp Việt nhất chi mai



Nhất Chi Mai
Tác giả: Mãn Giác Thiền Sư

告疾示眾

春去百花落,
春到百花開。
事逐眼前過,
老從頭上來。
莫謂春殘花落盡,
庭前昨夜一枝梅

Bản dịch thơ của Ngô Tất Tố

Xuân qua trăm hoa rụng
Xuân tới, trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua, sân trước một nhành mai

 Hình ảnh sản phẩm

Thư pháp Thanh Phong

Thư pháp tại hà nội

Quà tặng thư pháp

Thư pháp viết theo yêu cầu



Thư pháp Cáo Tật Thị Chúng

Cảm nhận của một người yêu chữ

-       “Trong thư pháp của tôi, có mực, trà, hít thở, chánh niệm và tập trung. Viết thư pháp là một môn thiền định. Tôi viết các từ hoặc câu mà có thể nhắc nhở mọi người về thực hành chánh niệm. Khi viết thư pháp, tôi luôn tìm cách viết như thế nào để có thể chế tác và duy trì được năng lượng niệm, định, tuệ và từ bi trong suốt thời gian viết. - Thiền sư Thích Nhất Hạnh chia sẻ.

Tớ thích thiền, bởi vì thông qua thiền, tớ cảm nhận được hơi thở của thế giới này.

Tết của tớ thường trôi đi khá nhanh, trước đây, mỗi ngày trước tết đều là cảm giác thật háo hức, thật mong chờ. Để rồi, 3 mùng trôi qua, người nhà tớ nói với nhau, à thế là hết tết rồi đấy! Tớ nhìn cây mai đang rụng rời hết cánh trước nhà, tự nhủ, à thế là hết rồi, nhanh thật!

“ Xuân qua trăm hoa rụng

Xuân tới, trăm hoa cười”

Tác giả vốn không có cảm giác hụt hẫn và tràn ngập tiếc nuối như tớ. Tại sao lại là xuân qua trước, rồi mới đến xuân tới? Tại sao phải là hoa rụng trước, mới đến hoa cười? Sau này, tớ nhận ra, đây là trạng thái của sự đón nhận bên trong thiền. Giống như khi cậu đón nhận một điều gì đó rất vui, cậu rất bình thản để lại những gì đã cũ ra đi. Khác với tớ, trạng thái ngắm hoa của tớ, là không nỡ để một mùa xuân trôi qua.

Tớ chưa kịp tạm biệt, chưa kịp tận hưởng, thế mà, tác giả lại bảo rằng, xuân qua rồi xuân lại tới thôi, nên vui vẻ lên chứ. Thiền nhân luôn có một tình yêu to lớn với cuộc sống, đó là thứ mà tớ học được. Thay vì để ý sự vô thường, quy luật có đến có đi của vạn vật, nghe lại buồn và tiếc thế nào, thì thiền lại dạy tớ buông bỏ và đón nhận cái mới, nghe nó lại nuôi dưỡng, hạnh phúc là bao.

“ Trước mắt việc đi mãi

Trên đầu già đến rồi”

Vẫn như câu trên, là đi trước, sau đó mới đến. Nhưng câu này, thiền nhân lại nói về cuộc đời, và về những bản ngã. Đậm triết lý Phật giáo cậu ạ, khi họ dạy chúng ta về lối sống vô vi, trước đời sống vô thường.

Có một bộ phim của Hàn quốc, khá ảm đạm : Xuân, Hạ, Thu, đông rồi lại Xuân của đạo diễn Kim Ki-duk. Kể về một ngôi chùa, nằm tách biệt giữa một chiếc hồ trong khu rừng u uất. Trãi qua hàng trăm năm, lặng lẽ chứng kiến từng cuộc đời của mỗi vị sư, như một vòng lặp vô tận.

Tiểu hòa thượng sẽ lại sát sinh, vì vô minh mà phạm ranh giới. Anh sẽ lớn lên, chạy theo tình yêu của mình, và phạm phải những sai lầm không thể tha thứ. Và sẽ lại trở về chùa, trở thành một đại hòa thượng, ngày ngày tụng kinh niệm phật, nhận nuôi một tiểu hòa thượng khác, rồi tiểu hòa thượng sẽ lại lớn lên như vậy. Luân hồi như một vỏ ốc xoáy, lặp lại vô tận không dứt, cũng vĩnh viễn bé nhỏ như ngôi chùa nằm giữa lòng hồ trong.

Há có khác gì 2 câu trên, việc rồi cũng đi, rất nhiều việc trên đời rồi sẽ đi qua, dù ta có buông bỏ hay không. Thoáng chốc, những tranh đấu hiển nhiên, những tham muốn vụn vặt cũng sẽ nhìn thấy tuổi già, một cuộc đời đầy rẩy hỷ, nộ, ái, ố, không khác đi được. Như cuộc đời của chúng ta, như cuộc đời của vị hòa thượng ấy.

Thiền nhân cũng có cuộc đời như vậy, hay thiền nhân, cũng không phải người cao siêu, chắc chắn luôn công nhận một cuộc đời như vậy, xuôi dòng. Trãi qua những điều cần trãi qua, đi đến những điều cần đi đến. Đó không phải điều để né tránh, triết lý Phật giáo không phải là để né tránh, tu tập không phải là cắt đứt. Nên nhìn 2 câu này, tớ vẫn thấy thiền nhân nói rõ sự chấp nhận, một cách bình lặng nhất.

Cuộc sống sẽ đầy rẫy những điều bất như ý. Nhà Phật bảo rằng hãy quán chiếu tâm thân, nhà Thiên chúa thì đầy lòng bao dung và yêu thương, nhà đạo lại đi xuyên qua u uất. Người ta vẫn không ngừng tìm kiếm cách để trãi qua an ổn sự bất như ý, như đi trị liệu tâm lý, đọc sách,…

Tớ giới thiệu 1 đầu sách nhé, ElisabethKübler-Ross - 1969 “OnDeathandDying”

Tớ không rõ là có bản dịch không, nhưng trong cuốn này có 1 nghiên cứu tâm thần của 1 bác sĩ dành cho bệnh nhân, khi họ đối diện cái chết ( một trong những điều khó chấp nhận nhất) mà tớ thấy cũng khá hay ho: Fivestagesofgrief. Ở đây nghiên cứu kỹ ( phi khoa học) về một số phản ứng của con người khi trãi qua khó khăn. Tớ nghĩ cậu sẽ nhìn thấy bản thân ở đâu đó, để nhìn nhận, khi cậu thích những gì liên quan đến nghiên cứu nhiều hơn.

Dĩ nhiên, khi biết phản ứng của bản thân là gì, cậu sẽ dễ dàng điều chỉnh để đi đến giai đoạn chấp nhận, không quá chấp niệm, như các thiền sư đã chia sẻ. Theo tớ, đường nào cũng đến thành rome cả, kể cả chúng ta rắp tâm là đệ tử của 1 môn phái, hay là 1 nghiên cứu sinh chăm chỉ, thì cũng sẽ tìm ra lối cho riêng mình.

À, lưu ý là, bản dịch của 5 giai đoạn này ở google không đầy đủ, nên lưu ý là không hề truyền tải chính xác mục tiêu và nội dung của nghiên cứu này. Nên nghiêm túc thì cậu hãy tìm bản ebook của sách, hoặc tìm đầu báo của nước ngoài. Vì nó là công trình phi khoa học, nên vẫn vướng tranh cãi đấy! Nhưng tớ thích tự do, nên chỉ cần có thể phân biệt và có ích, thì cũng nên nhìn thấy.

Trở lại Nhất Chi Mai

Có nốt lặng, cũng có nốt hân hoang. Như một bản nhạc giao hưởng, thiền nhân vẫn hay nói về sự buông bỏ, chấp nhận tuyệt đối để tìm thấy sự tích cực, vui tươi bên trong sự sống, cuộc sống. Thì lồng ghép bên trong đó, thiền nhân lại chiêu đãi người hưởng thơ, bằng một khúc trầm phía sau khúc bổng. 4 câu đầu, nghe câu nào cũng là ngập tràn vui tươi, nhưng 2 câu trước giống nốt bổng hân hoang, vui theo kiểu trẻ con hưởng lạc, 2 câu sau lại là nốt trầm lắng, vui theo kiểu một cuộc đời đã nếm đủ đắng cay.

Cái sự vui của hành thiền, là thế. Một nỗi vui của ngây thơ vô tư lự, và một nỗi vui đầy đủ dư vị hơn. Nốt trầm nốt bổng, vị ngọt vị cay. Kiểu gì thiền nhân cũng sẽ tìm ra lối, để yêu thương và hạnh phúc tràn ngập.

“Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua, sân trước một nhành mai”

 

 

Cuối cùng, thiền nhân đã thỏ thẻ tấm lòng yêu thương của mình. Đã bảo là quy luật, thế mà, sau cùng lại có một nhành mai trắng sống sót giữa đêm xuân tàn. Nhành hoa đó, có lẽ là tình yêu thương vô bờ đối với cuộc sống, là hạnh phúc luôn tồn tại hiện hữu, là sự đủ đầy, viêm mãn vượt qua mọi giới hạn.

Đoạn này bức tranh khắc họa rõ nét hơn, sau sự chiêu đãi khá hào phóng của thiền nhân ở 4 câu đầu. Cũng là đoạn điệp khúc để kết lại bản giao thưởng này, để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người hưởng thơ, bởi cái đối lập trong đen-trắng, sống và chết, âm và dương.

Xuân tàn, lẽ dĩ nhiên vạn hoa chết, như cách mở đầu của bài thơ. Nhưng cuối cùng, thiền nhân lại để lại một sự sống, như một khúc trọn vẹn cuối cùng. Cái trọn vẹn này, cũng chính là cái tâm của người hành thiền, cũng là sự sống thật sự tồn tại bên trong con người, chớ không còn là sự tồn tại bất nhất theo không - thời gian.

Tác giả khắc họa một cuộc sống rất đẹp, bởi lẽ chính ông cũng thấy cuộc sống đẹp, tràn ngập hạnh phúc và vui tươi. Nhưng người này cũng không quên kể về sự sống, mùa xuân bên trong mình, thứ duy nhất vĩnh viễn tồn tại cùng ông, cũng là thứ duy nhất cho phép ông nhìn thấy cuộc sống quá đẹp để yêu thương.

Mọi người hành thiền, đều không tự nhiên mà yêu đời. Mà mỗi người, đều cần chăm dưỡng cho nhành mai trắng nằm sâu trong trái tim mình, nơi bao quanh có lẽ đã là những mùa xuân tàn, đã là những nơi tối tăm u uất.

Và đó là cách mà tớ nhìn thấy thư pháp, dưới đôi mắt của người hành thiền.

Có những nét cơ bản nhất trong thư pháp, nét ngang, nét trụ, nét viên,…. Tưởng chừng đơn giản, nhưng những thứ mở đầu luôn là những nền tảng sâu sắc nhất. Bút pháp nói lên tâm khí của bản thân, chỉ một nét ngang, cũng có thể nhận định cậu là ai, là một người vội vã hay một người an tĩnh.

Quá trình: khởi bút, hành bút, và thu bút, để có được một nét ngang dứt khoát, mạnh mẽ, người viết cần thoải mái, tự do và buông xả. Không cần vịn vào những kỹ thuật khô khan, những quy tắt phức tạp, bởi lẽ viết là để thiền, mà thiền thì cần thư giãn tuyệt đối, đón nhận và chấp nhận tuyệt đối.

Dĩ nhiên, viết thư pháp không phải để đẹp hay xấu, hơn thua ai giỏi ai thấp hèn, hơn thua tâm ai an tĩnh ai bất nhất.Mà là hành trình tìm điểm cho bản thân thoải mái nhất. Khảo bút nên đi theo tâm, cái tâm đầy tự do tự tại của cậu, cũng là cái tâm không bị yếu tố nào cản trở, luyện theo chính mình, làm chủ chính mình.

Chỉ một nét ngang, để cậu biết rõ ràng mình là ai, là một người ngắm hoa lại sợ hoa rơi, hay là một người đón chào mùa xuân sắp tới, với tâm trạng hân hoan nhất. Chỉ một nét ngang, là cả một sự chấp nhận cho mọi vụn vặt, sai lầm, không hoàn hảo của bản thân mình.

Đó có lẽ sẽ là niềm vui, như cách cậu bắt đầu một điều gì đó bằng chính bản thân, bắt đầu có lẽ hơi lúng túng, khó mà kiểm soát bút, cũng như khó mà bình lặng tâm của mình. Nhưng có sao đâu, như thú chơi hoa đâu phải là sợ xuân tàn, cũng vậy! Một niềm vui, tức là như một đứa trẻ, hoàn thành một nét bút như thổ lộ chính mình.

Rồi sau đó, xổ nét trụ, nét viên. Khi cái tâm và ngòi bút hòa làm một, ngòi bút muốn đi đâu, nó sẽ đi theo cái tâm của mình.

 

Nhất Chi Mai là tác phẩm của Mãn Giác thiền sư, cắt cho ta một lát nhỏ đầy dư vị nghệ thuật như cậu đã chứng kiến, đồng thời cũng cho ta nhìn thấy tâm trạng lạc quan luôn vui vẻ, yêu đời của một người hành thiền đích thực. Khi chính ông cũng vẫn có một cuộc sống trả nghiệp đầy đủ như chúng ta. Cho nên đây là một tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao và truyền bá tư tưởng tích cực khá hay, nên học hỏi.

Còn để hành thiền để có tư duy lạc quan như vậy á, nếu không thể bắt chéo chân mà ngồi hít thở định tâm vì chán, thì hãy học thư pháp nhé. Vì ít nhất cậu sẽ có cây bút bầu bạn, và có nhiều thứ hay ho để học, để luyện hơn là ngồi tìm cách giữ dây cương của con ngựa bản ngã. Con đường nào cậu thấy chill hơn thì cứ đi thôi.

 

Dạo này cậu có nghe nhạc không? Có một bản nhạc của Vũ Cát Tường, mang tên Vô Vi.

“Nước chảy một dòng sông sâu tĩnh lặng

Đâu phân tranh nơi cao lối thấp

Nếu đã thuận lòng xuôi theo dòng đời

Ta đâu hoài mệt nhoài tối tăm

Cố chấp cho những sai lầm

Cố níu lấy thứ với tầm

Vậy sau tất cả

Hỏi riêng ta

Nơi đâu là nhà?”

 

 

Thanh Phong

Xin chào các bạn, mình là một người thích viết lách và chia sẻ kinh nghiệm

Post a Comment

Previous Post Next Post