Hoành phi Ngôn nghi mạn Tâm nghi thiện - Tích thiện chi gia tất hữu dư khánh

(Danh) Phúc. Dịch Kinh 易經: “Tích thiện chi giatất hữu dư khánh積善之家, 必有餘慶 (Khôn quái 坤卦) Nhà nào tích lũy điều lành thì tất có thừa phúc (để đến đời sau).

Thông tin sản phẩm

Hoành phi: Ngôn Nghi Mạn - Tâm Nghi Thiện
Hoành phi: Tích thiện chi gia tất hữu dư khánh
Sản phẩm có tổng kích thước: 50x150 Bồi lụa
Chất liệu: Giấy xuyến điệp

Hình ảnh sản phẩm

Thư pháp đẹp hà nội

Hoành phi viết tay

Hoành phi thư pháp đẹp

Hoành phi thư pháp đẹp hà nội

Cảm nhận của một GEN Z

Bài này, tớ muốn phân tích 2 khái niệm.

Giữa ông bà ăn ở thế nào để đức lại cho con cháu, và phước ai nấy hưởng, nghiệp ai nấy nhận.

Khi chúng ta lớn lên, rất dễ để nghe câu này khi người lớn họ bảo ban nhau, rằng nên ăn ở có đức, tích đức cho con cháu, thế phước đức là gì mà có thể tích lũy như thế?

Nghe nhiều về khái niệm này, nên tớ tạm ép phước đức vào nhân duyên tốt. Tức là khi chúng ta giúp đỡ một ai đó, người đó sẽ nhớ ơn lành đó, nếu không thể trả lại cho chúng ta thì sẽ trả lại cho con, cho cháu chúng ta.

Phước đức ở đây, cũng có thể là tư duy suy nghĩ thiện lành, có đạo đức. Bởi khi hiểu rõ nhân quả, người ta sẽ tự động biết tầm quan trọng của việc trở thành người có đạo đức, vậy thì các hậu duệ cũng sẽ tự nhiên được học những kinh nghiệm này mà không cần được luân hồi dạy dỗ, xã hội chỉnh đốn.

Phước đức, cũng có thể là tài sản. Cái này rất thực tế, vì khi đời cha mẹ, ông bà vững kinh tế, đương nhiên đời con cái hiếm khi phải vật lộn để no đủ. Nhất là đồng tiền sạch, đồng tiền hạnh phúc, thì lại càng bền vững, con cháu càng có điều kiện để tiếp cận cuộc sống.

Bởi cuộc đời của mỗi người đều được cấu thành từ rất nhiều điều kiện, chứ không hề độc mộc tách biệt. Cho nên khi người ta bắt đầu có con, có cháu, tự nhiên sẽ muốn để đức lại cho con cháu mình, vì yêu thương.

Còn khái niệm thứ 2 tớ muốn nhắc đến, trông có vẻ rất đối nghịch với khái niệm vừa nãy, là phước ai nấy hưởng, nghiệp ai nấy nhận.

Đây là một khái niệm thuần nhân quả, để răng dạy người ta sống tốt, sống đúng mà tớ tìm thấy ở giáo lý nhà Phật.

Khi tìm hiểu sâu về khái niệm này, thì duyên nợ vận hành khi cậu tạo ra một nhân duyên xấu, hoặc trong tương lai mới tạo ra, ví như bắt nạt, nói xấu, đối đãi tàn nhẫn với ai đó. Thì một lúc nào đó, cũng sẽ có người khác đối xử lại với cậu y như vậy, để giúp cậu nhận ra việc làm đó là sai.

Người ta thường ít nhận ra vấn đề này cho đến một độ tuổi nào đó, khi nhân duyên đủ thuận để trả nghiệp. Bởi có những việc đến tương lai chúng ta mới phạm phải, nên cái hồi mà nhận nghiệp quả trước thường bỡ ngỡ, cảm thấy vô lý, tâm lý bất công, nạn nhân.

Ví như, bố mẹ không thể lắng nghe cậu tốt, đa phần người ta sẽ trách móc, phân bì, làm loạn cả lên. Nhưng khi họ trở thành bố mẹ, họ mới vỡ lẽ bản thân cũng như vậy, bản thân không thể hoàn hảo như ngày xưa từng đòi hỏi bố mẹ, thế ra mới biết ngày xưa cư xử như vậy là sai. Đây là một nét của nhân quả.

Nhân quả, duyên nợ, thực sự không theo tiến trình nào nhất định, có thể đến trước, đến ngay lúc đó, hoặc đến thật lâu vào sau này. Nhưng cái lý do của nó vẫn luôn là giáo dục chúng ta trở thành một người tốt, thiện lành.

Vậy thì, duyên nợ và nhân quả của mỗi người, là thuộc về người đó, do người đó tạo ra, thì có liên quan gì đến các thế hệ trước đâu?

Để tớ kể cho cậu nghe một câu chuyện.

Người quen tớ hiếm muộn con cái. Nhà lại thuộc dạng khá giả, có tri thức, cũng có đạo đức vô cùng tốt. Qua tứ tuần mới có một mụn con, người ta bảo là con cầu con khẩn. Ấy vì là con quý, nên nhà này có lối giảng dạy khá là nuông chiều, âu cũng do đây là ước ao quá lớn.

Đứa trẻ ấy lớn lên trong nhung lụa, muốn gì được đó, từ nhỏ đã không phải lo nghĩ nhiều. Nhưng, đến độ nổi loạn, như mọi đứa trẻ khác, thì bé nó bắt đầu thử đủ loại trên thế giới, bao gồm cả chất cấm.

Gia đình biết bao lần chỉnh đốn, tống vào trại giáo dưỡng, trại cai nghiện. Rồi thì cũng qua, đứa trẻ ấy lại mạnh khỏe như bao người, lại lớn khôn như bao người. Nhưng đến tuổi trưởng thành, khi bố mẹ không còn có thể can thiệp vào cuộc đời em, thì bé nó có quyết định trở lại con đường nghiện ngập.

Lúc này bố mẹ đã không chu cấp nữa, bởi luôn luôn phải giàu mới có thể nghiện, nên tưởng như kinh tế sẽ là điều khó khăn, thì không! Em đi buôn hàng.

Lần cuối tớ nghe nhà này tâm sự, là đã kết án. Ngồi đâu đó cũng cả chục năm, bố mẹ cũng phờ phạt, chẳng còn muốn lo lắng cho cuộc sống lãnh án của bạn này. Nhà có duy nhất một đứa con trai quý, giờ tan nát hết.

Ấy cậu thấy đó, cậu bạn sinh ra ở trước vạch đích, có lẽ phải lùi thêm vài bước nữa mới đến vạch đích. Phúc đức nhà bạn thuộc dạng thừa thải, ông bà bố mẹ chuẩn bị quá tốt cho một cuộc đời cất cánh bay cao, bay xa.

Tích thiện chi giatất hữu dư khánh

Thật sự không phải bàn đến bệ phóng của bạn này, vì nửa đời trước quá thuận lợi. Bố mẹ ăn ở quá tốt, nên sự nghiệp, mối quan hệ gia đình, trình độ tư duy là thứ quá vững cho đứa trẻ nhỏ. Nó hầu như không phải trãi qua bất kì khó khăn gì trong giai đoạn khôn lớn, và đó chính xác cũng là ước mơ của các bậc làm cha làm mẹ.

Tớ cũng đồng cảm với việc đó, vì tớ cũng đang nỗ lực xây dựng một nền tảng cuộc sống vững chắc nhất, để thay vì vật lộn với những vấn đề trưởng thành, thì con tớ có thể hiển nhiên dành công sức đó cho mọi thứ nó mong muốn.

Khi trãi qua sự khốn cùng của đói khổ, thì không ba mẹ nào muốn đứa trẻ trãi qua điều đó cả. Đó là lý do mà ở thế hệ của chúng ta, lúc nào cũng được nhường đùi gà, cơm no đầy đủ, học hành đến nơi đến chốn. Bởi đó là những điều trân quý nhất mà cuộc sống của ông bà, bố mẹ mơ ước đến.

Đến thời của chúng ta, cơm ăn áo mặc đầy đủ, không còn để tâm đến nó nữa, thì tự dưng các vấn đề tâm lý sẽ được đề cao. Thời chúng ta, hiển nhiên tìm kiếm đến một sức khỏe tin thần vững vàng, lối tư duy sống tỉnh thức, và một tâm thế sống tích cực, yêu đời. Cũng như bố mẹ, tớ muốn chuẩn bị cho con tớ ngoài kinh tế  được thừa hưởng từ bố mẹ tớ ra, thì còn là tích góp từ sự trãi nghiệm của tớ, để con vững từ nhỏ, đỡ mất một đoạn nên người.

Nhưng chúng ta đều phải thừa nhận rằng, dù sự chuẩn bị có kỹ lưỡng đến đâu, thì cũng chỉ là một phần nhỏ trong cuộc đời của các con. Thuận lợi trong mọi chuyện là một vế, sự lựa chọn và mong muốn của con lại là một vế khác, quyết định cả cuộc đời của nó, mà phận làm bố mẹ như chúng ta có thể lo lắng, nhưng không thể kiểm soát, càng không thể chịu trách nhiệm giúp nó.

Phước đức là nền tảng, hành trang đã chuẩn bị sẵn, nhưng con bước đi về đâu, là tự đôi chân của con, bố mẹ không thể đi theo được.

Tình yêu của bố mẹ, ông bà dành cho con cháu là vô bờ bến, bởi vậy nên mới có câu “ hi sinh đời bố củng cố đời con”. Còn ở những trường hợp ngược lại thì sao?

Tớ có nghe câu chuyện thế này.

Có người mẹ nọ, vì kết hôn quá sớm ở điều kiện học thức không có, kinh tế lại không, nên bị nhà chồng ép làm việc như người hầu. Sau vì thế hệ cũ, nên nhà chồng muốn lấy vợ lẽ, người mẹ này không chịu, quyết định ly hôn.

Lúc này 2 đứa trẻ nhỏ mất bố, vì thời này không có chuyện chu cấp hay trách nhiệm dưới pháp luật gì cả. Ngay sau đó thì người vợ cũng lấy chồng mới, dưới tâm lý của một người đàn bà, người ta sẽ tự hiểu gia đình nông thôn mà không có đàn ông gánh vác, những đứa trẻ sẽ khó lòng sống sót.

Sau này, khi ở tuổi vừa chập chững có nhận thức, những đứa trẻ ấy cũng tìm cách kết hôn sớm, trốn chạy khỏi gia đình có bố dượng bạo hành, và một người mẹ không có tiếng nói.

Giữa lúc mới lập gia đình còn nhiều khó khăn, thì người mẹ thiếu vững chãi năm nào lại tiếp tục chạy vại vay mượn, tạo dựng một số nợ mà cũng không biết lấy đường nào trả. Cứ thế, những đứa trẻ lại phải vừa lớn lên, vừa chắc chiu con của họ đau ốm, mà còn vừa phải tích góp trả nợ giúp người mẹ năm nào. Vì cậu biết đấy, thời đấy lòng dân bạo lực, họ không giải quyết vấn đề dựa trên luật pháp đâu.

Những đứa cháu chắt lớn lên, thì ông dượng năm nào cũng mất, người mẹ năm nào vẫn ở cái chòi lá, nhường lại căn nhà lớn cho con trai độc nhất.

Qua câu chuyện giản đơn này, mình có thể thấy rõ, khi nhận thức và tiềm lực của bản thân không đủ mạnh, bản thân không thể trở thành một cây cổ thụ để bảo vệ cho con cái mình, thì trách nhiệm gồng gánh đó sẽ phải nhường lại cho những đứa trẻ.

Như thế có phải là yêu thương con cái không? Tớ nghĩ là vẫn có, nhưng là yêu thương trong sự bất lực, hạn chế của hiểu biết, tư duy và kinh tế.

Cái đó có phải nghiệp mà những đứa trẻ phải gánh trước không? Tớ nghĩ là vẫn có, theo một khái niệm đâu đó của luân hồi, kiếp trước. Nhưng dù không theo ý niệm đó, thì cũng nên thừa nhận rằng, không đứa trẻ nào có thể bỏ bố mẹ của nó, cho nên để bản thân vững vàng cũng là giúp con cái đỡ khổ, bởi lo cho cuộc sống riêng, cho con cái riêng đã mệt mỏi, ấy lại còn phải lắng lo cho những vấp ngã mà chính người bố mẹ đó còn không có khả năng tự chịu trách nhiệm.

 

Tóm lại, câu nói “Tích thiện chi giatất hữu dư khánh” ý chỉ sự yêu thương của bố mẹ, ông bà dành tặng cho con cháu sau này. Cũng chính là nhắc nhở những đứa con rồi cũng sẽ trở thành bố mẹ, nên lo lắng cho bản thân trước, để bản thân đủ ổn định vững vàng, tạo nền tảng hoàn chỉnh cho những đứa trẻ sau này.

Làm việc gì cũng phải nghĩ đến cái hậu, cái nợ phải trả sau này, bởi lẽ nếu chúng ta không trả nỗi, thì những đứa trẻ thơ ngây sẽ phải làm điều đó. Trách nhiệm của người cha, người mẹ, không chỉ lo đủ kinh tế và sức khỏe tinh thần, tư duy lành mạnh cho trẻ nhỏ, mà còn là những mối nhân duyên tốt, những nhân quả tốt vây quanh những đứa trẻ đó.

Đừng để yêu thương chỉ có thể nhận ra trong sự bất lực và hối hận muộn màng, bởi một đời quá vô minh và thiển cận.

Mà nói đến nền tảng tư duy, thì bố mẹ muốn con học được bài học kiên trì, tỉ mẫn và điều khiển thân, tâm, trí từ sớm mà không phải va vấp quá nhiều, thì nên cho con em học thư pháp nhé.

Vì thông qua việc học nghiêm túc ở một cơ sở uy tính, đứa trẻ đó có thể đủ kiến thức để am hiểu nghệ thuật viết chữ, từ đó biết cách tôn trọng những giá trị tinh hoa mà tiền nhân để lại, học được tính khiêm tốn, uống nước nhớ nguồn.

Đồng thời, nét chữ nét người. Thông qua quá trình luyện tập có bài bản, phương pháp và hướng dẫn nhiệt tâm. Con em sẽ xây dựng được lối tính cách cẩn thận, kiên trì, biết người biết ta, thuận lợi hơn trên con đường học vấn của em sau này. Bởi luyện được bút pháp không hề dễ, sau này bước trên những con đường mới, con em không vì chán nản mà bỏ cuộc, cũng không vì bản thân có tố chất bẩm sinh mà trở nên kiêu ngạo hống hách, nhưng thế em sẽ dễ đi đến thành công mà còn giữ vững được nó.

Vì nét chữ nét người, luyện chữ từ nhỏ sẽ luyện được cách định tâm tự phát bên trong đứa trẻ đó, để sau này khi va chạm trong xã hội, em sẽ vẫn giữ được tâm tính lạc quan, thiện lành của mình. Đỡ dây dưa vào những thành phần bất hảo vì tò mò, và cũng đỡ liên quan đến bạo lực, phi đạo đức, mà chỉ có xã hội em mới có thể nhìn thấy.

Và cuối cùng, khi theo đuổi được một bộ môn nghệ thuật đến nơi đến chốn, con sẽ có được sự tự tin sở tại, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm cho mọi lựa chọn của chính mình. Nên người và trưởng thành là mong muốn của bố mẹ dành cho con cái, và học thư pháp có thể là một trong những con đường có thể hỗ trợ con chạm đến điều đó.

Thanh Phong

Xin chào các bạn, mình là một người thích viết lách và chia sẻ kinh nghiệm

Post a Comment

Previous Post Next Post