Một tác phẩm của Thanh Phong áp dụng đúng chương pháp |
Đối với những bạn nào mới học thư pháp, trước hết có thể đọc qua các bài viết:
Ok! Chúng ta hãy đi vào phần chính nhé.
Chương pháp là gì?
Sau khi chúng ta đã học xong các bút pháp căn bản, tập viết các mẫu tự rồi đến các chữ đại tự thì chúng ta sẽ học đến phần chương pháp. Chương pháp là việc sắp xếp bố cục các chữ với chữ, hàng với hàng sao cho trên dưới ứng thích, phải và trái có sự tương hỗ, liên kết một cách liền mạch với nhau hợp thành một thể thống nhất.
Từ việc viết thư pháp là các câu thơ, câu văn nhỏ cho đến việc thực hiện một tác phẩm có kích thước to và ký tên đóng dấu đều phải ứng dụng cho được chương pháp.
Chương pháp hay bố cục là yếu tố đầu tiên mà người thưởng lãm tiếp xúc và cảm nhận.
Một bố cục đẹp sẽ lôi cuốn và thu hút người xem và ngược lại, nếu bố cục xấu thì sẽ làm mất đi thẩm mỹ của một bức tranh thư pháp, thậm chí làm cho người xem không thích đọc đến nội dung.
Người luyện chữ phải rèn ba điểm cốt yếu:
- Rèn chữ
- Rèn kết cấu chữ
- Nghiên cứu về chương pháp
Trong một tác phẩm có hai danh từ mà mỗi người viết chữ đều cần phải chú ý đó là "Đại tự" và "Chính văn"
Đại tự là một hoặc vài chữ mang nội dung chính của tác phẩm được viết to thường là các chữ như "Phúc", "Lộc", "Thọ", "Tâm", "Nhẫn", đôi khi viết các bài thơ thì đại tự thường là tên của bài thơ ấy.
Một bố cục đẹp là sự tương quan giữa các chữ và các hàng phân bổ sao cho hợp lý, không quá thưa hoặc quá kích, chữ này tương quan và hỗ trợ cho chữ kia, hạn chế các chữ đè chống lên nhau.
Trong phần chính văn thì trong câu thơ hoặc một đoạn văn, chữ đầu tiên phải được viết Hoa, cách xuống hàng chia chữ được xem là một cách ngắt câu cho phần chính văn mà không cần dùng đến dấu chấm "." hoặc phẩy ","
Phần chính văn phải được viết ngay ngắn, phải để trống không gian xung quanh cho tác phẩm.
Một nét chữ thường nếu được viết to và đậm thì cũng được xem là chữ viết hoa.
Chương pháp cho phần chính văn thường có các dạng như sau:
- Dạng tháp
Chương pháp dạng tháp |
Có kết cấu nhỏ ở đầu và to ra ở phần cuối theo dạng của hình ngọn thác.
- Dạng lượn
Chương pháp dạng lượn |
Có bố cục uống lượn như hình một con sông
- Dạng trụ:
Chương pháp dạng trụ |
Là cách sắp xếp các chữ với nhau hình thành nên một khối vuông giống như hình trụ
- Ngoài ra còn có dạng mác và dạng cụm mình sẽ giới thiệu với các bạn trong phần sau của bài viết.
Đề khoản và ấn chương
Về đề khoản thì mỗi tác phẩm chia ra làm 03 phần: Thượng khoản (ghi tiêu chí, hội nhóm, lời đề tặng, tên người tặng và người nhận cũng như lời chúc), trung khoản (tên của tác giả hoặc tự hiệu, nếu không rõ thì phải ghi là "sưu tầm" được viết ngay dưới phần chính văn), hạ khoản (tên tự hiệu, tên tác giả viết thư pháp)
Đề khoản phải nhỏ hơn phần chính văn, thể chữ có thể sử dụng một cách tùy biến.
Đề khoản chiếm một vị trí quan trọng trong chương pháp, nếu đề khoản đặt sai vị trí khiến cho bố cục hời hợt coi như tác phẩm thất bại;
Kinh nghiệm
Để viết thư pháp cho ngay hàng thẳng lối, các bạn có thể dùng các cách chủ yếu như sau:
- Sử dụng bút chì thước kẻ để kẻ trước trên giấy, sau khi viết xong thì dùng tẩy gôm phần kẻ đi
- Sử dụng một tờ giấy có kẻ sẵn đường kẻ đặt xuống phía dưới giấy viết (nếu giấy mỏng) để thấy phần đường kẻ mờ ẩn sau tờ giấy
- Sử dụng một bàn viết có bóng đèn rọi từ dưới lên có sẵn các dòng kẻ để viết.
Trên đây là bài viết giới thiệu về chương pháp, bố cục trong thư pháp Việt, mình chủ yếu sưu tầm và bổ sung từ video hướng dẫn học thư pháp của anh Đăng Học, vậy bạn nào quan tâm thì hãy đọc qua bài viết này để tìm hiểu về thư pháp Đăng học nhé.
Thư pháp Thanh Phong thủ bút