Sau một thời gian cống hiến hết mình vì nghệ thuật, có một số bạn cũng đã gọi điện thoại, nhắn tin trực tiếp cho mình để ngỏ ý muốn học thư pháp từ Thanh Phong.
Mình đã xem xét khá lâu và đến hôm nay mới quyết định sẽ mở thêm một dịch vụ nữa mang tên “Khóa học viết thư pháp Việt cho người mới” dành cho các bạn đang mong muốn được tiếp cận sâu hơn với bộ môn nghệ thuật vô cùng độc đáo và hấp dẫn này.
1. Mục đích xây dựng khóa học
Thư pháp Thanh Phong là một trong những người viết chữ có tiếng trong làng thư pháp Việt, chuyên nghiên cứu và đưa ra những phân tích liên quan tới thư pháp Việt thông qua các bài viết trên website, blog và các trang mạng xã hội.Không như nhiều chương trình giảng dạy thư pháp của những người khác – chỉ quan tâm đến chuyện làm cho người luyện chữ có thể viết được chữ sao cho giống thầy. Thanh Phong tập trung vào xây dựng những giá trị cốt lõi của một người thư pháp giỏi, một nền tảng bút pháp vững chắc để mỗi người có thể tự đào sâu, khám phá và tự mình phát triển theo những chiều hướng riêng mà bản thân cảm thấy phù hợp.
2. Những ai nên tham gia khóa học
Thư pháp Việt không hề khó khăn như nhiều người vẫn tưởng, chỉ cần chú tâm trong vài tháng và chịu khó thực hành là đã có thể bước đầu tiếp cận được những phương pháp và cách thức sáng tạo ra tác phẩm hoàn chỉnh.
Những người đã từng học thư pháp nhưng cảm thấy không thu về được hiệu quả trong việc tu tâm, dưỡng tính, học hỏi những giá trị nhân văn sâu rộng trong cuộc sống là do chưa được tiếp cận với một khóa học thực sự hiệu quả.
Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp hữu hiệu mà người lĩnh hội và giáo viên có thể kết nối trực tiếp với nhau và tham gia vào một công đồng đông đảo những người yêu thích thư pháp trên toàn quốc, thì đây chắc chắn là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.
Bạn hãy đọc thêm bài viết: "Lý do nên học thư pháp" để hiểu hơn về điều tôi nói.
3. Nội dung khóa học lớp thư pháp cho người mới
- Tìm hiểu về lịch sử ra đời và phát triển của thư pháp Việt, hiểu về cốt cách của những người viết chữ trong lịch sử Việt Nam và các quốc gia trên thế giới.
- Hướng dẫn ban đầu về cách lựa chọn văn phòng tứ bảo, cách chọn giấy, cách cầm bút sao cho đúng, cách chọn mực, xem nghiên cho phù hợp với nhu cầu và tính cách.
- Hướng dẫn các nét bút pháp cơ bản bao gồm: Nét ngang, nét dọc, nét móc, nét vòng, nét lượn, nét phác, nét hất,…
- Hướng dẫn thực hành các ký tự cơ bản, cung cấp bảng chữ cái thường dùng
- Hướng dẫn viết chữ đại tự, tiểu tự
- Giải thích về chương pháp, bố cục trong thư pháp
- Tìm hiểu về nội dung để đưa vào tác phẩm thư pháp, nghiên cứu thư phổ để làm giàu vốn kiến thức cho bản thân
- Hướng dẫn tham gia các nhóm thư pháp Việt, tổ chức tham gia các cuộc thi giao lưu về thư pháp.
- Hướng dẫn cách để sống với nghiệp thư pháp
4. Giá trị cốt lõi mà lớp học mang lại
Tình trạng một số người tập luyện chăm chỉ nhưng kết quả thấp sẽ được cải thiện vì Thanh Phong tập trung vào hướng dẫn cho các bạn một cách có bài bản, hệ thống kiến thức bổ trợ lẫn nhau và cách luyện tập hữu hiệu giúp cho kỹ năng luôn được trau dồi liên tục.
Khả năng sáng tạo cũng là một yếu tố quan trọng vì Thanh Phong sẽ tạo ra một môi trường học tập năng động, lý thú, với nhiều hoạt động bổ ích giúp cho các học viên cảm thấy có nhiều động lực, sáng tạo không ngừng.
5. Cam kết trong khóa học căn bản này
Khóa học Viết thư pháp Việt căn bản cam kết là sự giáo dục trực tiếp giữa thầy (Thanh Phong) và trò, thực hành chia theo từng trình độ khác nhau để đảm bảo chắc chắn cho người tham gia sẽ được bám sát với giáo án.6. Tiêu chuẩn tham gia thực hành khoá học thư pháp
- Hoàn tiền 100% khi học viên luyện tập và thực hành qua 4 buổi nhưng cảm thấy khả năng không được cải thiện- Hoàn tiền 100% khi người tham gia hoàn thành tất cả các bài tập mà không viết được một tác phẩm hoàn chỉnh
- Miễn phí 100% cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn, không đủ điều kiện tài chính để theo học nhưng có niềm đam mê đối với bộ môn nghệ thuật thư pháp Việt.
7. Quyền lợi của học viên tại lớp
- Được tham gia nhóm cộng đồng thư pháp được hỗ trợ miễn phí, kết bạn, giao lưu với những người có trình độ, có danh tiếng trong lĩnh vực thư pháp Việt.- Được tham gia các cuộc thi, các sự kiện, hội thảo về thư pháp do Thanh Phong tổ chức
- Đối với những ai có kết quả học tập tốt sẽ có cơ hội nhận được
+ Cơ hội làm việc và trở thành thành viên của đại gia đình Thanh Phong
+ Quà tặng khởi nghiệp trị giá 6 triệu đồng để bắt đầu theo đuổi đam mê thư pháp.
8. Về giảng viên đứng lớp
Thanh Phong đã bắt đầu với nghệ thuật thư pháp từ năm 2015, với nhiều tác phẩm được mọi người đánh giá cao, đã hợp tác hỗ trợ các sản phẩm thư pháp cho nhiều công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước.9. Chi tiết học phí – liên hệ tư vấn và đăng ký
THÔNG TIN LỚP HỌC
1. Thời gian: 1 buổi/tuần
2. Địa điểm:
3. Học phí:
- Giá đăng ký sớm (trước ngày ): <đang cập nhật>
Học viên có hoàn cảnh khó khăn, chưa đủ điều kiện tham gia khóa học chỉ cần nói với giảng viên, Thanh Phong sẽ miễn phí 100% tiền học phí.
10. Thông tin liên hệ lớp thư pháp tại Hà Nội:
11. FAQ - Những câu hỏi thường gặp về trước khi tham gia lớp học thư pháp
Ngươi xưa học thư pháp như thế nào?
Nếu việc học thư pháp ở thời hiện đại được hỗ trợ đa dạng bởi nhiều khóa học online/ offline. Vô số tài liệu học tập được phát hành, có loại kẻ ô ly sẵn, có loại in chìm, để người học dễ dàng đồ theo. Các loại bút, giấy cũng muôn hình vạn trạng trên thị trường, hỗ trợ cảm xúc người học tốt nhất có thể, nhưng đôi khi chúng ta vẫn than trời kể khổ, rằng hành trình học quá chông gai.
Ấy thì hãy quay trở về những năm tháng phong kiến, để xem ông cha ta đã chinh chiến với thư pháp như thế nào nhé.
Thời trước khi giấy thủ công được ra đời, đa phần phương tiện ghi chép là những mảnh tre, trúc ghép lại thành những tập tài liệu. Đấy là thời đại mà chữ Hán chỉ dành cho giới quý tộc, không phổ cập ra đại chúng. Sau đó, khi nghề làm giấy thủ công xuất hiện, thì giấy vẫn tương đối đắt đỏ. Dân được phép học chữ và thường muốn học chữ, thì chỉ có thể tham gia các lớp do đền, chùa tổ chức. Giao Châu là một trong những trung tâm Phật giáo lớn mạnh đương thời, chuyên truyền chữ lại cho nhân dân.
Người học ở đây có tiền thì đầu tư vào bút viết, giấy mực. Không có, thì phải tập viết bằng tre trúc dưới đất, hoặc viết trên lá cây rồi xâu thành những chuỗi ghim, như Nguyễn Hiền. Người ta tìm mọi cách để học chữ, nhưng cũng bởi hạn chế về lưu truyền sách vở, cũng như tiếng Hán có quá nhiều tiếng địa phương, mà việc học chữ trở nên vô cùng khó khăn.
Có người còn tập viết trên gạch, ngói. Hoặc điêu khắc thư pháp trên trống, những vật phẩm thủ công. Tóm lại, người ta không có giới hạn cho việc tập luyện bút pháp của mình. Bút pháp của dân thường chân chất, thật thà, rõ nét, ngâu ngô hơn bút pháp của giới quan chức, quý tộc. Nhưng nhìn chung, đều là lối chữ có phép tắc, cứng cáp, chẳng “ hoa hòe” như loại hành thư khá nổi ở nước bạn.
Và cũng ở thời phong kiến, như chúng ta xem phim, mọi câu nói của vua chúa, lịch trình đều phải được ghi lại. Người ta gọi đây là những quan chức có chức vụ soạn thảo. Để vào được chức vụ này địa vị phải cao, tuyển lựa kỹ càng. Một thời gian sau, do cầu lớn hơn cung, nên cái nghề này bắt đầu tuyển dụng ra dân chúng. Tức là được phép đi thi Thư toán để tham gia tuyển chọn số lượng lớn.
Tức là khi bạn là dân thường, còn phải lo từng bữa cơm, mà lỡ như có đam mê luyện chữ, hay mong muốn đỗ đạt làm quan để thoát nghèo, thì chỉ có thể ngày ngày dùng tre tập viết trên đất cát, đất ẩm, hoặc viết bằng nước trên những miếng gỗ phẳng, to. Dù cho việc học vô cùng khó khăn và hạn chế, nhưng vẫn không thiếu những cái tên đỗ đạt, như trạng Mạc Đĩnh Chi. Sách thì đi mượn của thầy, của bạn, không có tiền mua nến thì đốt củi mà đọc sách. Sáng lượm củi kiếm cơm, tối dùi mài, năm 24 tuổi ông đỗ Trang nguyên.
Nhà khá hơn tí, ta có Cao Bá Quát, một trong những người luyện chữ bằng phương pháp khổ luyện : treo tóc lên trần nhà, cùm chân vào chân bàn để tỉnh táo luyện chữ, có khi còn cầm que vạch lên cột nhà để luyện chữ cho cứng cáp. Sách thì cũng đi mượn, chứ chẳng có tiền mà mua, nhưng bút vở thì vẫn có thể trang trải, cũng được gia đình cố gắng lo ăn học, không phải đi lượm củi.
Tương truyền mỗi buổi tối,ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ, dù chữ đã tốt vẫn quyết mượn thêm những cuốn sách có chữ đẹp để tiếp tục làm mẫuhọc thêm nhiều thư thể khác. Tuổi còn nhỏ, nhưng từ chữ “ như gà bới” mà luyện đến chữ “ rồng bay phượng múa” tài viết chữ đẹp đã vang xa khắp vùng, người dân thường đến nhà để xin câu đối về treo vào dịp đến.
Còn giới trung lưu, có đủ điều kiện đèn sách, ta có Nguyễn Văn Siêu. Sinh ra trong dòng họ có nhiều người đỗ đạt, gia đình lại có cha học cao hiểu rộng, chuộng đạo Nho. Bối cảnh tương đối có điều kiện học tập. Giỏi giang từ khi chỉ là một cậu bé, học cao hiểu rộng, nhưng chữ xấu. Vậy nên siêu thần đồng này vô cùng nổi tiếng khi mới 12 tuổi. Nhưng vì chữ xấu, xấu đến mức thi đỗ hàng đầu mà tuột xuống hàng hai. Sau khổ công luyện tập, chữ mới vang xa khắp vùng.
Giới quý tộc, dĩ nhiên là học trong Quốc Tử Giám. Nơi mà học sinh được học bài bản, luyện chữ trên các chất liệu cao cấp hơn. Nhưng không vì thế mà sự nỗ lực cùng trình độ thư pháp khác hơn so với những giai cấp còn lại. Có chăng, chỉ là điều kiện phong phú hơn, chớ ở việc dùi mài ngày đêm thì vẫn vậy.
Chữ quan phương thời gian này là lối hoa áp- lệnh thư. Cần được viết thật chuẩn để hạn chế làm giả văn thư hết sức có thể. Nhưng dẫu sao vì những chức vị quá cao cấp, cộng với những trọng vọng màu mỡ, người ta không ngại dùi mài chữ nghĩa. Vì thế tuyển chọn lại càng khắc khe, thư pháp bắt buộc phải thành thục, tạo ra một hệ thống dùng bút, quy tắc chương pháp chính. Đây cũng là thư phong riêng được tạo ra ở Việt Nam thời điểm này, hơn hai trăm năm cũng không ai luyện kiểu chữ khác, khiến sự sáng tạo trong thư pháp chỉ gom mỗi loại này thay vì phong phú như trước đây.
Dân thường ngày càng học chữ, cốt để thi làm quan. Khi phong trào chơi thư pháp đặt chân đến dân gian, giai cấp nào cũng chơi được, thì cầu lại càng lớn hơn. Nhà nào cũng muốn có cho mình những tấm hòanh phi đặt để nơi thờ cúng, câu đối trang trí trong nhà. Ấy người ta có lẽ đã suy nghĩ, giả sử không đậu làm quan cũng có thể mở lớp viết chữ, hoặc hành nghề viết thuê, cũng kiếm ra tiền mà tay chân không lấm bùn. Từ đó, thư gia càng mở rộng ra nhiều tầng lớp hơn, việc xin chữ ông đồ dịp tết trở thành một nền văn hóa, và nghề ông đồ bấy giờ được trọng vọng hơn bao giờ hết.
Chúng ta có Lê Quý Đôn, đã đỗ khoa thi Hương, nhưng thi Hội mấy lần đều không đỗ. Vậy là ông chọn ở nhà dạy học, viết sách trong khoảng 10 năm trời. Sau vẫn không bỏ cuộc, đã thi đỗ Hội nguyên, rồi thi Đình thì đỗ luôn Bảng nhãn. Nhiều người cũng lựa chọn như ông, quyết tâm học chữ để đỗ đạt làm quan, nếu không thì về làm thầy đồ kiếm kế sinh nhai, chờ ngày ôn luyện để tiếp tục con đường thi cử đổi đời.
Có câu hỏi rằng, ngày xưa làm gì có chữ ô ly? Vậy tại sao lại có rất nhiều tác phẩm thư pháp được lưu truyền lại, nét chữ trên đó thực sự rất đều và đẹp. Người ta tự hỏi rằng người xưa đã luyện kiểu gì để đạt đến những trình độ thượng thừa như vậy, dưới hoàn cảnh quá thiếu thốn
Thì hầu hết những tác phẩm được lưu truyền, không nói đến văn thư cần trình độ cao, thì các vật phẩm khác đều là kỹ thuật tính bằng chục năm. Người ta cho rằng, đó còn là kỹ thuật điều khiển đầu bút, khi họ chỉ nhún đầu bút vào mực, và chỉ viết bằng đầu bút. Nhưng dù sao đây cũng chỉ là tương truyền, bởi lẽ, người có lực cổ tay tốt, kỹ năng vững, vẫn có thể viết trăm chữ như một.
Một số nghiên cứu cho rằng, mẹo của người xưa, là họ ngâm 1/3 đầu bút để viết. Để bút mềm, lõi cứng, giúp nét viết tròn trịa. Dẫu sao, những nét chữ mà ta được chiêm ngưỡng của người xưa đều là những công trình luyện tập xuất sắc nhất. Còn những phiên bản chưa chuẩn, hẳn cũng đã thất lạc.
Khi chữ quốc ngữ ra đời, nhiều tổ chức giáo dục được thành lập cho toàn dân. Lúc này, chữ Hán-Nôm gần như sụp đổ, kéo theo nền thư pháp vốn đang rất phát triển ở Việt Nam sụp đổ theo. Những ông đồ không thể theo nghề dạy chữ, đành tiếp tục nghề viết câu đối, hoành phi.
Thời đại này máy in cũng gia nhập Việt Nam, chẳng cần đến nghề thư gia nữa. Chữ in ấn được sản xuất hàng loạt, giấy cũng rẻ hơn. Cũng là thời đại thơ mới nở rộ, đặt biệt có cây bút Vũ Đình Liên, người từng ngồi ngắm những ông đồ ở phố cho chữ, chứng kiến cảnh người người nhà nhà không còn ưa chuộng câu đối, văn hóa xin chữ dịp tết cũng ngày càng tàn lụi, mà cho ra tác phẩm Ông đồ, biểu thị sự tiếc thương, xót xa trước một hình ảnh văn hóa đang dần mất đi.
Chữ Hán – Nôm dần bị thay thế bởi quốc ngữ, có nghĩa toàn bộ điển tích văn chương cổ, hay tác phẩm thư pháp nổi tiếng, bởi vì không thể phiên dịch nên dần chết mòn trong các thư viện cổ. Sự việc này cũng ảnh hưởng không ít đến ngành thư pháp, bởi người ta dần không thể hiểu những bức thư pháp viết cái gì, càng khó cảm nhận được nghệ thuật sâu sắc bên trong đó.
Lủng đoạn này khiến những đứa trẻ khó lòng kế thừa những sâu sắc mà các loại thư thể đã tích lũy suốt hàng nghìn năm. Dẫn đến một thời kỳ dẫu có chữ quốc ngữ, thì hình ảnh người viết chữ đẹp rộng rãi như ngày xưa gần như biến mất. Nếu có, thì cũng là cố gắng giam chữ Việt vào những ô vuông, ô tròn nhìn y hệt chữ Hán.
Suốt quãng thời gian ấy, người ta tập trung vào viết chữ quốc ngữ theo phương thức khác hoàn toàn so với viết chữ Hán- Nôm ngày trước. Rất nhiều lớp người kế thừa không thể đọc được các mẫu văn tự, điển tích, rất nhiều nhà văn, nhà thơ không còn dùng thư pháp, hay nói cách khác là cách viết chữ Hán để truyền tải thông điệp, từ một ngành gần như là ôm trọn mọi thứ có liên quan đến chính trị, văn hóa, giáo dục, đóng vai trò vô cùng quan trọng, dưới sự chuyển mình của xã hội bỗng chốc trở thành một môn nghệ thuật tự do.
Bút sắt dần phổ biến hơn bút lông, bởi nó rẻ, phổ biến, dễ sử dụng hơn rất nhiều. Chữ Hán- Nôm lại vô cùng khó học, khó thuộc hơn chữ latin, bởi vậy người muốn tiếp cận loại hình này nếu không phải vì mong muốn phiên dịch lại những di sản được kế thừa, thì cũng hiếm hoi để người ta dốc lòng học như trước. Đồng thời đây cũng là thời kỳ chiến tranh đầy biến động, nam nhân đi lính, nữ nhân giữ chốn hậu phương, nhà văn nhà thơ bận rộn trong việc phóng thích bản thân suốt phong trào thơ mới, thật khó để bắt gặp một lĩnh vực nào dùng đến thư pháp như một yếu tố thiết thực.
Sau đó, bắt đầu thời kì dân chúng được chính phủ tài trợ học Anh văn, Pháp văn. Tất cả những học sinh, sinh viên đều bắt buộc sử dụng tiếng Pháp hoặc tiếng Anh. Cái văn hóa đang dần khiến Quốc ngữ trở thành tiếng của nông dân, khiến dân tộc ta sắp sửa chẳng có tiếng nói nào của riêng mình.
Dưới tình hình ảm đạm của thư pháp, cũng như chữ người Việt. Một nhà Nho học, Đông Hồ, có lẽ đã tạo những bước đệm đầu tiên của thư pháp. Cũng có rất nhiều nhà văn, nhà thơ sáng tác, viết những chữ sáng tạo đầu tiên bằng bút lông trên giấy vào phong trào thơ mới, cho người ta cái tư duy không phải ràng buộc, tự do thể hiện mọi tâm tư, tình cảm trên giấy.
Dần dần, như huyết mạch luôn chảy âm ỉ bên trong người Việt, dẫu có rất nhiều năm đã trôi qua, người ta vẫn không thể quên đi bản năng yêu chữ, yêu nước. Nền thư pháp Việt bắt đầu khôi phục, nhiều loại thư thể mới hơn ra đời, không còn gói gọn trong những kỹ thuật chữ Hán cổ xưa nữa. Mãi đến 20 năm gần đây, hình ảnh ông đồ cùng những người viết chữ chân thực mới bắt đầu rục rịch trở lại.
Thời đại này, người ta nhận thấy được niềm vui thích của việc luyện chữ và thư pháp, không thiếu những đứa trẻ đi du ngoạn ở nước bạn trở về, mang theo kiến thức thư pháp ở những lục địa, quốc gia khác, góp phần làm phong phú hơn nền thư pháp đương đại vốn còn rất mới mẻ. Nhưng bởi vì mới mẻ, nên một số những đứa trẻ khác quên mất cốt lõi luyện tập, lựa chọn tự do sáng tác theo cảm hứng mà không dựa trên bất kì nền tảng nào cả.
Khoản thời gian này gần như không có khái niệm luyện tập thư pháp, mà chỉ là vẽ vời dăm ba chữ, mở ra dăm ba lớp học ngắn hạn, là đã có thể tự xưng là ông đồ mà tự do kiếm tiền.
Phải tầm thêm 10 năm nữa, khi những nền tảng thực thụ bắt đầu có chỗ đứng hơn. Người ta mới có thể quay về nguồn, chấp nhận rằng cốt lõi của thư pháp ở bất kì quốc gia, lục địa nào đều là luyện tập. Kỹ thuật tối thượng trăm nét như một, thì mới có thể trường tồn. Những đứa trẻ lúc này đã có đủ phong phú ngôn ngữ để dịch thuật lại những điển tích xưa cũ, góp phần kế thừa, trau dồi không ngừng những tinh hoa, tinh túy trong tư duy của người xưa để lại, dĩ nhiên trong đó có thư pháp.
Dưới sự hậu thuẫn của lớp trẻ trở về từ phương Tây, và lớp trẻ sinh ra trong cái nôi văn hóa kế thừa tinh hoa dân tộc, đặt biệt sâu rộng vượt bậc là thư pháp Hán-Nôm, thì thư pháp Việt ngày càng khẳng định vị trí của mình. Hiển nhiên trở thành một ngành nghề, chứ không còn quẩn quanh là một thú vui giải trí đơn thuần của những nhà thơ, nhà văn thích viết chữ quốc ngữ lên giấy nữa. Từ đó, Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên trong hệ thống quốc gia dùng mẫu tự latin, mà vẫn có thể viết nên những bức thư pháp tuyệt mỹ, mang trong mình kỹ thuật cao cấp không kém cạnh gì nước bạn.
Khi internet đến thời kì nở rộ, rất nhiều font chữ thư pháp ra đời, tối ưu hóa việc luyện tập trên giấy, hoặc tạo tác những tác phẩm kinh tế hơn, phong phú và chính xác nhiều hơn. Điều này vẫn chưa đe dọa mấy đến nền thư pháp thủ công, bởi lẽ giấy mực vẫn là thứ gì đó không thể thay thế trong lòng người yêu chữ. Nhờ những font chữ thư pháp này, mà việc luyện tập và tiếp cận dân chúng trở nên đơn giản hơn bao giờ hết, bởi lẽ người ta sản xuất hàng loạt những giáo trình hướng dẫn kỹ lưỡng, in chìm, in ô ly, đảm bảo người tự học có tỷ lệ sai sót ít nhất mà không cần người hướng dẫn luôn kề cận bên.
Nhưng dẫu sao, bởi vì đang trong giai đoạn phát triển khởi đầu, cho nên lớp người trẻ vốn chỉ có thể đặt nền móng cho ngành thư pháp Việt, chứ chưa thể đặt để được cái văn hóa sâu sắc như ông cha Hán- Nôm ngày xưa. Tạm thời có thể chia thư pháp Việt dưới các thư thể chính bao gồm : điền thể, phong thể, mộc thể, thủy thể và biến thể. Trong 20 năm trở lại đây, vẫn có rất nhiều nghệ sĩ giỏi giang, cầm trịch từng loại thư thể riêng biệt, góp phần khẳng định lại chữ đẹp trong kỹ thuật ở thư pháp.
Qua từng ấy năm, niềm yêu chữ và thái độ thượng kính nguồn vẫn ở lại như một đặc trưng của bất kì ai đã và đang tiếp bước hành trình bồi đắp thư pháp của nước nhà. Dù là với thư pháp Hán- Nôm đã tồn tại hơn nghìn năm, hay thư pháp Việt vừa chậm chững bước đi, thì chưa hề có bất kì khó khăn, cản trở nào có thể cản bước người yêu chữ viết nên những nét chữ đầy tôi luyện của riêng mình. Dẫu cho xã hội đầy biến động, biến một môn học nghiêm ngặt của tầng lớp quý tộc trở thành một môn nghệ thuật tự do dành cho tất cả mọi người.
Và chúng ta cũng đã nhận thấy thông qua rất nhiều câu chuyện ở trên, thư pháp là những nét chữ được tôi luyện hẳn hoi. Dù là thư pháp Hán- Nôm, hay là thư pháp Việt. Tất cả đều nằm gọn trong các dạng thư thể nhất định, có quy tắc rõ ràng. Người học thư pháp, dù ở tầng lớp nào, thời kỳ nào, cũng đặt cho bản thân một ý thức vô cùng chăm chỉ. Bởi sự chăm chỉ này nói cách khác là lòng tự trọng của một công trình có đầu tư, nên nó mới đẹp. Đẹp không phải ở cảm khái, mà còn nằm ở công sức họ bỏ ra, kiến thức họ thu nạp, và rất nhiều lòng tin, tình yêu chữ dồn vào trong đó.
Vậy nên, khi là một người học thư pháp thực thụ, thì cũng hãy trang bị cho mình một tư tưởng như thế. Không phải luôn tự hỏi bao lâu mới viết được một bức thư pháp đẹp, hay cảm thấy quá chán chường trước quãng đường học tương đối thuận lợi như bậc vua chúa ngày xưa. Mà là hãy hỏi chính mình, bản thân sẵn lòng bỏ ra bao nhiêu công sức để viết được một bức thư pháp xứng đáng.
Nếu chỉ nguệch ngoạc vài nét, học tập vài ngày, rồi tự xưng rằng mình đã viết đẹp, thì chẳng khác nào một cú vả mặt đau điếng đối với ông bà ta ngày xưa – những người đã dày công khổ luyện, nắm vững cây bút và từng đường nét của loại thư thể họ chọn. Chỉ đạt được kỹ thuật mà chưa thể dồn vào đó triết lý, chưa thấu hiểu câu chữ hay điển tích cổ xưa, thì cùng lắm chỉ có thể gọi là một 'thư lại'. Để trở thành một thư pháp gia thực thụ, người viết cần hơn cả kỹ năng – đó là góc nhìn sâu sắc và chánh kiến riêng của chính mình
Lựa chọn các lớp thư pháp sao cho hiệu quả
Nếu bạn đang phân vân không biết chọn lớp thư pháp nào hiệu quả, khởi đầu một cuộc hành trình thuận lợi. Nếu bạn rất thích thư pháp, nhưng giữa biển thông tin không thể phân biệt, thì sau đây là một số phân tích đủ để cung cấp thông tin giải đáp thắc mắc cho bạn.
Thư pháp Việt, thư pháp Hán hay Calligraphy.
Những lớp ở trên đều là nền tảng thư pháp. Nhưng mỗi lớp sẽ cung cấp những nền thư pháp khác nhau, cần phân biệt rõ để so sánh với nhu cầu của bản thân.
+ Thư pháp Hán:
Được cấu tạo từ chữ tượng hình, nên thư pháp hán có nghệ thuật tả hình vô cùng đặt sắc. Nhưng trước khi học thư pháp Hán, nên có nền tảng ngôn ngữ Trung, phồn thể hoặc giản thể để thuộc thứ tự các nét của một chữ Trung trước. Bởi vì khi học thư pháp Hán, sẽ tương đối nặng nề nếu vừa học cách đi nét, các loại thư thể, mà còn vừa ghi nhớ thứ tự các nét cấu thành một chữ.
+ Calligraphy hoặc Typography:
Cả hai nền tảng học thuật này đều là chữ viết của phương Tây, trên tinh thần đều là thư pháp, sự khác biệt có lẽ nằm ở cách thể hiện. Khi Typography được xây dựng trên nền tảng phần mềm, đồ họa công nghệ, thì Calligraphy có nền tảng rất lâu đời, được thể hiện bằng chữ tay.
Lối viết thường là viết ngang theo từng thể loại chữ khác nhau, bắt buộc phải tuân thủ kiểu chữ, như Copperlate thì là kiểu chữ hoa nhiều nét thanh đậm ( giống chữ Hoa mà mình phải luyện hồi cấp 1 ngày xưa), thì Gothic lại là kiểu viết khúc khắc. Nếu không tuân thủ thì khó thể hiện ra đặc trưng mang đậm lịch sử của từng kiểu. Nếu có sáng tạo, thì chỉ có thể trong cách sắp xếp bố cục mà thôi.
Vậy nên, dù là Calligraphy hay Typograpy, những lớp học này có vibe chữ không phù hợp lắm với vibe thư pháp phương Đông.
+ Thư pháp Việt:
Hay còn gọi là thư pháp đương đại, đi theo 2 chiều hướng.
Một là viết theo phương thức biểu đạt chữ Việt theo khối hình tròn hoặc hình vuông của chữ Hán. Các mẫu tự trong một chữ được phối cảnh trong một ô vuông hoặc ô tròn, chạy dọc từ trên xuống. Nhìn xa như một câu đối, viết liễng bằng chữ mà thoáng nhìn thì y chang chữ Hán.
Hai, là như cụ Đông Hồ. Sáng tạo hoàn toàn phong cách viết chữ, đặt nền tảng đầu tiên cho thư pháp đương đại. Hệ thống thư pháp này ra đời với ý nghĩa tôn vinh, tin vào tương lai chữ quốc ngữ, trong bối cảnh Pháp thuộc, tất cả sinh viên, học sinh đều bắt buộc dùng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
Trên thế giới, Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong hệ thống các nước dùng mẫu tự Latin đã biết kết hợp với ngọn bút lông, đưa vào tác phẩm thư pháp. Thư pháp Việt Nam rất đặt biệt, chữ phương Tây hồn phương Đông, tôn trọng tính linh hoạt, phóng khoáng tự nhiên. Dù không có sự mô phỏng tượng hình như chữ Hán, nhưng thư pháp Việt vẫn đủ sức biến hóa chữ latinh thành những hình tượng tuyệt đẹp.
Cho nên, hãy cân nhắc nhu cầu và ý nghĩa của từng lớp học khác nhau, mà chọn ra lớp học thư pháp mà bạn ấn tượng nhất.
Các tiêu chí để đánh giá lớp học thư pháp
+ Xem review đánh giá từ những học viên đi trước
Khi thư pháp Việt vẫn chưa thực sự đồng nhất, phổ biến hệ thống lý luận, thì vẫn có một số tin thần cho rằng, thư pháp thì chỉ cần sáng tạo là đủ, viết đẹp là được.
Thì sau một thời gian nghiên cứu các nền tảng liên quan đến thư pháp từ các nền văn hóa khác nhau, tôi nhận ra bất kì đất nước, văn hóa nào cũng đều dạy về thư pháp như một bộ môn tôn vinh, kính nguồn. Tức cho dù có sáng tạo, cũng phải nằm trong lề lối của người đi trước, không được bức phá và phủ định nền tảng có sẵn.
Nhất là ở thư pháp Việt, nền tảng có thể được lấy ra từ thư pháp Hán, Nhật, hoặc ở thiền định, tôn giáo, văn hóa khác. Nhưng vẫn có cơ sở, phương thức rõ ràng để người khác có thể học theo, tiếp tục phát triển, đưa chất riêng thể hiện bằng thứ có sẵn. Không thể tự sáng tạo bất kì loại thư thể, cách thức nào mà không dựa theo cơ sở đã có từ trước cả. Như thế là một thái độ không kính nguồn, cũng không bảo vệ được tinh thần của thư pháp đương đại ra đời.
Việc có lẽ cụ Đông Hồ khai sinh ra thư pháp đương đại với tình yêu và niềm tin bất diệt với chữ quốc ngữ đã là một bức phá rất mạo hiểm. Rất may mắn là được chấp nhận, duy trì và phát triển đến hiện nay, là công sức của biết bao thế hệ cùng yêu chữ Việt.
Cho nên, vẫn tồn tại một số cơ sở lợi dụng lỗ hổng này, mà tạo tác ra các thể loại thư thể bức phá khác, không nằm trên bất kì cơ sở nào, cũng không được cộng đồng thư pháp Việt chấp thuận, lại ngang nhiên mang đi dạy. Điều này vô cùng nguy hiểm, bởi nó tạo ra tư duy hỗn loạn cho người ta.
Thí dụ, nếu thư pháp Việt là bộ môn bất kì ai cũng có thể tạo ra thư thể cho riêng mình, vậy thì không có sự luyện tập, càng không có phân định rõ thế nào là đẹp, là xấu. Thế thì một ngày nào đó nó phải bị đào thải, bởi không vững vàng, không thể truyền tải nghìn đời, không có nét đặc trưng của văn hóa.
Vì thế, khi bạn đọc review, nên chuẩn bị cho mình một kiến thức thư pháp nhất định. Và xem xét xem người review ấy là người thực sự am hiểu hay không, bởi lẽ đẹp theo cảm xúc thì sao cũng là đẹp. Người không biết gì, thì kiểu gì cũng sẽ cảm ơn, tung hô mà thôi. Nếu mắc công học, lại học phải thể loại thư thể không có cơ sở, thì phí tâm phí sức.
+ Trực tiếp trải nghiệm
Mọi cơ sở có chất lượng, có tâm với nghề, đều sẽ cho bạn một vài buổi học thử miễn phí. Trăm nghe không bằng chính tay cầm bút, chính tay trải nghiệm chất lượng. Bạn không cần phải đóng trước tiền cho cả khóa, mà ngay những buổi đầu đã thấy không khí không phù hợp, học viên trì trệ, giáo viên qua loa.
Ngoài ra, việc trực tiếp trải nghiệm này cũng vô cùng quan trọng. Khi bạn tiếp nhận được nơi và con người mình sẽ đồng hành trong quãng thời gian một vài năm sắp tới. Nên nhìn một lượt từ trên xuống dưới.
Cơ sở có sạch sẽ không, có ý thức giữ vệ sinh không. Bởi lẽ học thư pháp rất cần tính chỉnh chu, tỉ mỉ tiểu tiết. Nếu cơ sở không gọn gàng, sạch sẽ, không gì đảm bảo người cầm bút ở cơ sở ấy có sẵn tính nết chỉnh chu cho chính mình. Bởi nếu không khắc khe tiểu tiết, làm sao biết bạn sai mà sửa?
Học thư pháp mà không chú trọng lỗi sai nhỏ, thì làm sao vững kỹ thuật được đây?
Thái độ người cầm trịch có nhẹ nhàng, ôn nhu, bình tĩnh không? Vì người học thư pháp cần kiên nhẫn, cái này ăn vào trong tư duy, cốt lõi của người ta. Nếu gặp phải người hay giãy nãy, thiếu kiên nhẫn, thì thôi.
Vì chưa chắc gì sau này, 1001 câu hỏi của bạn, người ta sẽ giải đáp, và giải đáp cặn kẽ, tận tình. Và cũng chưa chắc gì khi họ giải đáp, thái độ họ dành cho bạn vẫn là sự ôn nhu, tử tế như cái cách họ đi nét trên tác phẩm của họ.
Một bộ môn luyện người, nhưng nếu người không thành, thì không cần bái sư.
Vẫn là lý lẽ ở trên, giáo trình dựa trên nền tảng cơ sở nào? Có phải loại bức phá tự sáng tạo không? Nếu là loại “ khúc xương” nào đó, thì thôi đừng tốn thời gian làm gì. Phàm làm sư mà không tôn sư, thì không phải sư thế thôi.
Và quan trọng nhất : Tôn trọng sự không biết.
Cốt lõi của thư pháp gia là khiêm tốn. Cho nên, họ cần biết rằng kiến thức là biển học, không biết là cánh cửa đi vào biển học đó. Cho dù bạn không biết cái gì, sai phạm cái gì, cách hành xử đầu tiên bắt buộc phải là tôn trọng, chứ không phải cho bạn cảm giác mình yếu kém, thiếu tìm hiểu.
Người càng giỏi, thì càng biết nép mình, càng hỗ trợ sự không biết của bạn ở thái độ trân quý nhất. Những người chưa đủ giỏi, vốn thường kiêu ngạo, hay thể hiện, thích đặt bản thân hơn người. Vì vậy khi bái sư, thì bái người nào chuẩn tam quan ngũ thường ấy. Hãy hiểu rằng khi luyện thư pháp, sẽ có những lúc bạn muốn khoe, muốn được công nhận, muốn được nhìn thấy kết quả, lúc này rất cần thầy nhận xét.
Nếu người thầy này bảo bạn về luyện tiếp đi rồi hãy đem khoe, thì thật là cụt hứng đúng không. So với một người biết công nhận sự tiến bộ, biết nhìn nhận khách quan và cực kì tôn trọng sự không biết, thì vẫn hơn. Ít nhất thì dễ thương hơn.
+ Kiến thức ngoài lề
Như ở đầu bài mình đã phân tích. Khi bạn đã lựa chọn được lớp học mà bạn muốn theo đuổi, thì việc tiếp nạp thêm kiến thức từ những lĩnh vực tương tự, các hệ thống thư pháp tương tự, thì sẽ cung cấp thêm nhiều góc nhìn, phong phú sáng tạo, hiểu biết của chính mình.
Nếu là kỹ thuật viết, thì xin nhắc lại, các nền tảng học thuật khác như thư pháp Hán, Nhật. Typography, Calligraphy đều có thể tham khảo, vì tất cả đều là cách thức viết chữ, chỉ là mỗi loại mang đậm dấu ấn của từng thời kì phát triển của từng khu vực trên thế giới mà thôi.
Nếu là bố cục, thì có thể tham khảo nhiếp ảnh, hội họa, thiết kế. Bởi những nền tảng này đều có những chủ ý riêng để tính toán bố cục riêng, phải tính toán sao cho hợp lý. Ví nhiếp ảnh là bố cục hài hòa phối cảnh, giữa chủ thể và background, thực chiến trên thực tế có sẵn, thì hội họa, thiết kế lại là những tỉ lệ của vật thể để áp vào những tấm khung nhất định.
Tìm hiểu những cung đường này không chỉ phong phú góc nhìn, mà còn khiến tâm trạng đỡ chán chường vào những ngày chỉ mãi quanh quẩn trong những lề lối nhất định. Cũng là một kiến thức, có thể tiếp thu trên giấy mực, cũng có thể thông qua thực cảnh sau máy chụp, và cũng có thể làm việc trên phần mềm, màu vẽ. Vốn rất thú vị.
+ Thời gian để hoàn thành một kỹ năng, kỹ thuật nào đó
Sau khi tham khảo, tôi nhận ra tỉ lệ người xem tò mò, click vào những trang web được quảng bá rằng “ trở thành thư pháp gia sau 7 ngày” hoặc một vài tuần gì đấy, nhiều gấp chục nghìn lần so với những trang web trung thực hơn về thời gian của một khóa học.
Thì chúng ta cần thừa nhận một thực tế, đối với những bạn chưa biết gì về thư pháp, cần ít nhất 6 tháng để thông thạo những bài học vỡ lòng. Tức là cầm bút, điều khiến ngòi bút, hay luyện những nét căn bản nhất, học cách điều chỉnh lực bút trên giấy, thư thể.
Tại vì sao phải mất nhiều thời gian đến vậy? Bởi lẽ thư pháp có thư thể riêng, không thể viết sai. Có thể sáng tạo, nhưng không được sai, dù chỉ là một cái lực ấn cọ thôi, cũng phải đúng tuyệt đối. Để có được kỹ năng trăm lần như một, thì phải luyện, luyện đến khi tỉ lệ sai sót ít nhất có thể.
Vậy thì, bạn thử đếm xem một từ tiếng Việt được cấu thành bao nhiêu nét? Cứ như vậy, mỗi nét cần luyện bao nhiêu thời gian mà tính bình quân ra. Vậy thì, dù tính đi tính lại, tính mòn mắt, cũng không thể nào thuần thục được tất cả các nét trong 7 ngày. Nhưng so với quảng cáo còn không tưởng hơn, tức là sau 7 ngày này, bạn có thể viết cả đại tự lẫn tiểu tự, những vấn đề mà một người luyện viết chân chính mất tầm 1 năm hoặc hơn. ( tức là mới viết đẹp, chứ chưa có hồn phách gì đâu, nhiều khi còn chưa nhuần nhuyễn)
Chúng ta cần tính toán luôn những đoạn thời gian không thể luyện tập thường xuyên, gãy đoạn. Vì như thế mới công bằng với một đoạn hành trình dài.
Cho nên, không có thiên tài nào đủ sức trở thành thư pháp gia sau 7 ngày, dù là nó kéo dài 7 tuần, mỗi tuần học 1 ngày đâu. Khi chấp nhận sự thực này, thì bạn sẽ tiếp cận thư pháp dưới một tư duy thực tế hơn, nhìn nhận đây là bộ môn có đầu tư, không hề giản đơn, cưỡi bướm xem hoa.
Viết chữ, rất đơn giản. Nhưng, viết đúng thư thể, kiểu chữ, kỹ thuật. Và đem cái tâm tư, suy nghĩ, con người mình ẩn sâu trong tác phẩm, để trở thành một thư pháp gia chính hiệu lại là những giá trị, cống hiến sâu sắc hơn rất nhiều.
Bởi vì vậy, nếu bạn vẫn còn phân vân lựa chọn một lớp thư pháp Việt hiệu quả, hãy đến với thư pháp Thanh Phong. Nơi chúng tôi đào tạo kỹ năng luyện viết lẫn cốt lõi của một nhà thư pháp gia chính hiệu. Thanh Phong cung cấp cho bạn giáo án cả Hán lẫn Việt, đồng thời có thể đồng hành cùng bạn học tập thêm Typography, Calligraphy nếu bạn muốn, vì chúng tôi vô cùng cởi mở với những kiến thức, học hỏi, trải nghiệm mới.
Bên cạnh đó, chúng tôi cung cấp trung thực lộ trình chính xác cho bạn tham khảo, đề xuất những chiến lược phù hợp nhất với tình trạng phân bổ thời gian, cũng như khả năng, kinh nghiệm sẵn có của bạn từ trước. Mỗi học viên đều được chuẩn bị những lộ trình khác nhau, phù hợp nhất với mỗi người, nên không cần sợ bản thân không theo kịp tiến độ của ai.
Cuối cùng, chúng tôi chủ trương giáo dục cốt lõi tư duy căn bản của người luyện chữ, cũng như người học thư pháp Việt. Vì chúng tôi chủ trương tôn trọng quốc ngữ, và con đường gây dựng thư pháp đương đại của những con người, thế hệ trước đây. Bằng cái tâm và lửa nghề, hi vọng sẽ trao tay bạn những tri thức, trải nghiệm chỉnh chu, kỹ lưỡng nhất.
Học thư pháp có cần năng khiếu hay không?
Đầu tiên, năng khiếu ở đây là gì. Bởi lẽ, chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của năng khiếu bẩm sinh đối với những bộ môn nghệ thuật. Ví như người có sẵn cảm quan nhạy cảm về màu sắc, sẽ hiểu được phương pháp phối màu “ hợp nhãn” mà không cần học qua quy tắc. Tương tự, thư pháp cũng cần học về bố cục, tính toán, và cả sự khéo léo, tỉ mẫn.
Vậy, năng khiếu là khả năng cảm giác, linh cảm, hay trực giác gì đấy, giúp chúng ta tự nhiên giỏi giang ở một lĩnh vực nào đó cần ít cố gắng, nỗ lực hơn mọi người. Nó có sự khác biệt như thế này, một số người khi luyện chữ Hán thường vô cùng mệt mỏi trong việc nhớ thứ tự các nét với nhau. Mỗi ngày, việc luyện tập diễn ra vô cùng chậm, vì phải luyện lẻ tẻ từng chữ một.
Nhưng, mình từng nghe tâm sự của một bạn cực kì thích luyện chữ Hán. Bạn luyện như ăn cơm, thiếu ngày nào là bức rức ngày đó. Ngày nào được viết chữ là niềm vinh hạnh, hạnh phúc tột cùng với bạn. Điều này dẫn đến nỗ lực của bạn ở trên gần như gấp đôi so với bạn này, vì thiếu đi năng khiếu.
Cơ mà, trời cũng không sinh nhiều người tài đến vậy. Trên mặt bằng chung, thì tổng quan người luyện thư pháp 10 người chỉ có 1 là con năng khiếu mà thôi. Vậy nên, không thể khẳng định rằng năng khiếu quyết định phần lớn kết quả, bởi lẽ chúng ta cũng đã chứng kiến rất nhiều thư pháp gia ra đời và giữ vững cơ mà. Thậm chí, có những người còn giỏi hơn người có năng khiếu sẵn.
Bởi vậy, năng khiếu chỉ giúp bạn thu gọn một chặn dừng chân, còn mọi thứ còn lại, như sự nỗ lực, chăm chỉ, hay kinh nghiệm sống, hiểu biết văn hóa để thể hiện sắc thần lên câu chữ, ấy lại còn phụ thuộc vào cuộc đời, con người riêng của bạn nữa.
Ta lấy ví dụ về vòng tròn Enso Zen, một biểu tượng khá nổi tiếng và hay được sử dụng trong thư pháp. Về mặt kỹ thuật, khởi bút có thể là hình viên, cũng có thể vuông hoặc nhọn tùy theo mỗi ý nghĩa. Hành bút có thể là trung phong hoặc thiên phong và thu bút. Nhưng, mỗi một hình tròn khác nhau, sẽ là mỗi ý niệm, kinh nghiệm sống và tự ý thức của mỗi thư pháp gia.
Bởi vì về mặt ý nghĩa, vòng tròn này khởi đầu và kết thúc dưới ý niệm tự do, nhìn hoàn hảo nhưng lại phi hoàn hảo. Một số thư pháp gia sẽ cố gắng đi tròn hết sức có thể, biểu đạt tâm ý hướng thượng, hướng đến cái xuất chúng và đóng nó lại. Một số thư pháp gia lại nghĩ đến lối thoát, về tương đối, lại để hở một khoản. Vòng tròn này rất giản đơn, làm nên nó chỉ trọn 1 khắc ngắn ngủi, nhưng lại đủ sức để kể hết mọi thứ, kinh nghiệm sống, mức độ giác ngộ, hay cả tinh thần của người nghệ sĩ ấy.
Khi vòng tròn Enso đã hoàn thành, chỉ trong một lần, thì không thể sửa được nữa. Bởi nó miêu tả nên khoảnh khắc, ý nghĩa của nó là thực tại, là hiện tại của thư pháp gia đó.
Đấy, tác phẩm này, đúng là cần kỹ thuật. Nhưng, mỗi một thư pháp gia lại thể hiện một bức tranh khác nhau, bởi không thể che dấu được tâm trạng, tâm ý, tâm thức, tâm hồn,... của mình dưới nét bút đâu. Nên, năng khiếu chỉ là một trạm dừng chân của kỹ thuật mà thôi, còn con đường thư pháp hẳn phải thêm nhiều trạm dựng chân khác, nơi mà bất kì người bình thường nào cũng đủ sức chạm chân đến.
Vậy thì, cần cù thì bù siêng năng. Chứ đúng là không so sánh với tài năng nỗi, cơ mà dưới mặt bằng chung ai cũng cần cù, thì người cần cù nhất cũng được xem là tài năng.
Cho nên, chăm chỉ quan trọng trong việc học thư pháp, kể cả có tài năng, năng khiếu bẩm sinh hay không. Bởi lẽ, tài năng không thể thay thế được kinh nghiệm sống, suy nghĩ, chiêm nghiệm và giác ngộ. Nên bất kể ai tham gia học thư pháp, đều nên để dành cho mình một sự chăm chỉ đúng đắn.
Vậy, thế nào là sự chăm chỉ đúng đắn?
1. Dành thời gian mỗi ngày
Hãy dành thử tuần lễ đầu tiên để xem bản thân có thể dành tối đa bao nhiêu phút một ngày để luyện thư pháp, và chia đôi ra, chỉ sử dụng phân nửa nỗ lực của mình. Đây là sự chăm chỉ có phương pháp, tức là không quá nỗ lực, không quá nhiệt huyết.
Việc luyện tập mỗi ngày này sẽ diễn ra một vài tháng đến một vài năm, cho nên nhiệt huyết vài tiếng để đạt kết quả sớm cũng chẳng để làm gì cả. Tốt nhất vẫn là nên luyện đúng, luyện đủ, đừng biến thư pháp trở thành một áp lực mà bạn phải gồng mình chinh phục. Bởi lẽ chúng ta học thư pháp dù là để tạo tác, hay để hành thiền, cũng cần tâm trạng thật thoải mái, chấp thuận, bình an.
Nỗ lực đều đặn sẽ hơn nhiều so với nỗ lực bộc phát. Bởi não bộ chúng ta rất dễ ngán ngẩm, kiệt sức với thứ gì quá nhiều, không cho nó có đủ không gian để tiếp nhận, mà thích ảo tưởng để dồn ép. Nỗ lực nỗ lực và nỗ lực, chắc chắn không hiệu quả.
Chăm chỉ vô cùng quan trọng, nhưng lại là chăm chỉ tạo thói quen hằng ngày, chớ không phải chăm một đoạn thôi rồi nản quá, lại bỏ cuộc.
Nhưng, nếu bạn sinh ra dưới tính cách thích khổ luyện, giống những vị sư thiếu lâm tự, hay hài lòng với phương pháp luyện tập nhồi nhét, càng nhiều càng tốt. Nó vẫn ổn, chỉ là nó mất đi khía cạnh thoải mái thôi, chứ về những mặt khác thì rất tốt.
Mình từng chứng kiến nhiều bạn thích nhồi kiểu này, cũng giỏi giang, luôn đi nhanh hơn người, và không dám chậm trễ bất kì phút giây nào. Bạn quan niệm kể cả thiên tài cũng đang cố gắng, thì bạn không được phép rảnh tay. Phải công nhận sức bền của các bạn này khó so sánh với người bình thường, và nếu bảo bạn chill chill, chậm rãi thì bạn làm không nổi. Thôi thì cũng là một sắc màu.
Vấn đề là, đôi khi có những bạn chưa rõ về chính mình, lại ngộ nhận bản thân thích hợp với con đường khổ luyện. Vậy thì không tốt, để lại những ám ảnh mà vài năm sau cũng không dám dòm ngó đến. Cho nên, lối nào cũng cần đi qua, nếu chưa thực sự biết về mình.
2. Sắp xếp công việc đủ để cam kết
Sẽ luôn có những ngày delay, trì hoãn. Mỗi lần như vậy, để bắt đầu luyện tập trở lại vô cùng khó khăn. Đó là tâm lý rất bình thường. Vậy nên, hãy ra những chiến thuật hợp lý. Ví dụ như trong thể thao, nếu 1 người tập thể thao vô tình bị delay bài tập tầm 2,3 ngày, thì khi bắt đầu lại, họ sẽ chọn những bài tập nhẹ nhàng ở mức độ cơ bản nhất. Để tâm lý kịp thích nghi với tiến độ tăng dần.
Khi bạn cam kết học thư pháp, tức là cam kết cả những ngày không may mắn ấy, đó là chuyện bình thường, không ai có cuộc sống dễ dàng đến mức không bỏ sót ngày nào cả. Nhưng, phương pháp, chiến lược của chúng ta ra sao để những ngày ấy không làm ảnh hưởng đến tiến độ của chúng ta, thì cần cam kết cao.
Nhưng mong rằng, bạn xem trọng lời hứa của mình khi mới bắt đầu đi trên con đường này, là sẽ đi đến cùng. Dù là biến thư pháp thành sở thích, thói quen. Để những ngày đẹp trời hay không vẫn vui vẻ mà quay lại, nhẹ nhàng như cách bạn ngắm nhìn cành hoa, nhìn thấy gió trời. Hay là dồn áp lực với việc cam kết, ngày đêm dùi mài, chinh chiến khổ luyện để sớm ngày nhìn thấy kết quả.
3. Hãy có mục tiêu
Nếu bạn học thư pháp để hành thiền, thì mục tiêu đạt được vào mỗi ngày. Đó là sự thực rất cam kết, vì thế luyện thư pháp sẽ trở thành một nhu cầu thiết yếu, bởi lẽ chúng ta nhìn thấy kết quả hiện hữu vào mỗi ngày, không cần điều gì khác có giá trị khẳng định hơn.
Nếu bạn học thư pháp để tìm kiếm bản thân, thì mục tiêu đạt được sẽ thông qua thử thách trong cuộc sống. Khi bạn quan sát bản thân đã đủ bình tĩnh hơn trong mọi vấn đề chưa, có đủ kiên nhẫn lắng nghe hơn không, hay đủ tỉ mỉ quan sát mọi thứ không. Điều này phải tôi luyện một thời gian mới có thể thấy được, bởi thay đổi một con người luôn diễn ra rất chậm rãi, và một khi đã thay đổi thì không thể trở lại như trước.
Nếu bạn hoc thư pháp để tạo tác, thì 3 tháng một lần, thư pháp Thanh Phong sẽ test năng lực để xem bạn tiến bộ ra sao. Ngoài ra giải đáp 24/7, chỉnh sửa những lỗi nhỏ nhất để bạn bắt kịp tiến độ của chính mình. Luôn đi theo và hỗ trợ bạn đi con đường chính xác nhất để đạt được mục tiêu.
Tóm lại, học thư pháp thì không cần năng khiếu. Nhưng có năng khiếu thì tốt, đi nhanh hơn người ở mặt kỹ thuật. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa kỹ thuật bạn tốt, mà bản chất bạn ổn định, đủ hiểu hay tạo tác nên những tác phẩm có hồn. Bởi lẽ thư pháp muôn biển học, nhưng người học không lĩnh hội được cốt cách, phẩm chất của một thư pháp gia, thì có năng khiếu, hay chăm chỉ trau dồi cũng khá thừa thải.
Đó là một thực tại khá dễ thương. Hôm nay trên nhóm cộng đồng có một bạn xin chữ của một Thiền sư, hành bút quán hơi thở. Nhưng, một đại diện cơ sở đào tạo thư pháp nào đấy, lại có một lời lẽ khiếm nhã về những nét chữ theo bạn là chưa đẹp, chưa chuẩn, chưa đầy đủ lý luận.
Phương pháp hành bút này xuất hiện ở các khóa thiền định rất nhiều, bởi vì không theo bất kì loại thư thể nào, mà đi bút theo ý niệm của hơi thở. Bạn có thể tìm một vài trang báo với từ khóa calligraphy and meditation.
Có lẽ là do bộ môn này hơi khó để tìm được phiên dịch sang tiếng Việt, nên không để tâm đến thiền định hoặc ngôn ngữ, thì có lẽ sẽ khó mà biết đến. Nhưng không có nghĩa là nó không tồn tại.
Đấy, có thể là tâm ý ngạo mạn, khi dầy kỹ thuật nhưng thiếu kiến thức, tầm nhìn. Nên nói hơn là gãy đoạn trầm trọng cốt lõi tư duy, cốt cách của 1 thư pháp gia : khiêm tốn.
Việc này không xấu, nhưng vô tình gây điều tiếng, liệu rằng những thư pháp gia này có đang quá ảo tưởng về khả năng thiên bẩm của mình chăng? Khi kiếm cơm bằng một nền tảng lịch sử mà lại hành xử không đúng như cốt lõi được răn dạy?
Nhưng thư pháp mà, tâm không dám lùi bước, thì khó thấy nỗi thái sơn.
Bởi vậy nên, thư pháp Thanh Phong không chỉ dạy bạn về mặt kỹ thuật, mà còn chú trọng đến cốt lõi mà mỗi thư pháp gia cần phải có. Đó là tư duy, là phương thức sống mà các nhà thư pháp đều được đào tạo vỡ lòng. Và sẵn lòng cho bạn trãi nghiệm bất kì khía cạnh nào, để bạn tìm ra được thế mạnh của chính mình, chứ không nhất thiết phải giỏi, phải đẹp theo đại chúng.
Vậy nên, không cần năng khiếu. Chỉ cần tâm bạn đủ rộng mở, thư pháp Thanh Phong sẵn lòng đồng hành cùng bạn trên chính con đường bạn khát khao.