Chắc hẳn mỗi chúng ta khi bắt đầu tìm hiểu về một lĩnh vực nghệ thuật nào đó đều đặt ra câu hỏi là "Làm thế nào để đánh giá loại hình nghệ thuật ấy?". Trong thư pháp cũng vậy, việc đánh giá một tác phẩm sẽ giúp cho người luyện chữ có được những tham khảo quý giá trong quá trình học tập, luyện viết thư pháp, giúp người chơi chữ có thể cảm nhận được cái đẹp trong mỗi bức thư pháp và giúp cho người mua chữ không bị mua hớ, mua nhầm các tác phẩm xấu, kém chất lượng. Vậy thế nào là một tác phẩm đẹp, một tác phẩm thư pháp đẹp thì có những tiêu chí gì để đánh giá.
Trong tác phẩm Thư pháp Việt - Lý thuyết và thực hành của tác giả Đăng Học có viết rằng:
"Tôi nghĩ một người biết xem thư pháp phải là người am tường về lý thuyết và có công phu luyện tập đã đành. Quan trọng hơn là họ phải có đôi mắt xanh, tấm lòng rộng mở, không cố chấp thì may ra mới hiểu được một người và những ý tứ mà người đó muốn gửi gắm qua tác phẩm. Phải là một Chung Tử Kỳ thì mới hiểu được tiếng lòng của Bá Nha..."
Khi thưởng thức một tác phẩm thư pháp chúng ta để ý đến bốn điểm sau: THẦN, Ý, TRÍ, KHÍ.
Thư pháp đẹp cần phải có "Thần"
Nói về cái "Thần" trong thư pháp, đã có lần mình đặt bút viết được một tác phẩm rất đẹp, về sau cũng chiếc bút ấy, tờ giấy loại đó nhưng không sao có thể viết lại được như thế nữa. Đó chính là phút giây thăng hoa nhất của mỗi người thư pháp gia. Những bức thư pháp xuất "Thần" rất khó bán, vì một phần người viết không muốn bán đi một tác phẩm đẹp, và một phần vì những bức như thế thường có giá trị rất cao.
Thư pháp đẹp cần phải có "Ý":
"Ý" là ta xem nội dung để cảm nhận được cái ý tác giả muốn thể hiện là gì, hời hợt hoặc có chiều sâu... Từng đường nét, màu sắc, trang trí, hình ảnh minh họa... Đôi khi một tác phẩm thể hiện có một ẩn ý nào đó thâm sâu của tác giả, mà ta cần cảm nhận bằng kinh nghiệm, sự hiểu biết cũng như một chút trí tưởng tượng và sự đồng cảm mới có thể hiểu được.
Tác phẩm thư pháp mang lời hay ý đẹp thường được nhiều người săn đón, đặc biệt là những câu chúc tụng ngày tết, những bài thơ hay về cuộc sống, những câu nói, câu châm ngôn của những người nổi tiếng về triết lý của cuộc sống. Một số tác phẩm được viết theo lối viết nhanh, đôi khi chỉ một vài nét nhưng lại thể hiện được cái ý của tác giả khiến cho người xem cảm thấy vô cùng thích thú. Lấy một ví dụ về cái "Ý" trong mỗi tác phẩm thư pháp. Người ta viết một bức thư pháp chữ "Ngộ" nhưng lại thể hiện theo lối biến thể để nó trở thành một hình của ông lão tay đang ôm bầu rượu, ánh mắt không mơ màng mà như ngỡ ra điều gì đó.
Tác phẩm thư pháp mang lời hay ý đẹp thường được nhiều người săn đón, đặc biệt là những câu chúc tụng ngày tết, những bài thơ hay về cuộc sống, những câu nói, câu châm ngôn của những người nổi tiếng về triết lý của cuộc sống. Một số tác phẩm được viết theo lối viết nhanh, đôi khi chỉ một vài nét nhưng lại thể hiện được cái ý của tác giả khiến cho người xem cảm thấy vô cùng thích thú. Lấy một ví dụ về cái "Ý" trong mỗi tác phẩm thư pháp. Người ta viết một bức thư pháp chữ "Ngộ" nhưng lại thể hiện theo lối biến thể để nó trở thành một hình của ông lão tay đang ôm bầu rượu, ánh mắt không mơ màng mà như ngỡ ra điều gì đó.
Thư pháp đẹp cần phải có "Trí":
"Trí" là phần kỹ thuật, sự sắp xếp thông minh khéo léo của tác giả làm cho tác phẩm bắt mắt, bố cục, trang trí màu sắc hài hòa tương ứng, đề khoản và ấn chương có hợp lý, phần chính văn có ấn tượng hay không...?
Thư pháp đẹp cần phải có "Khí":
"Khí" thuộc về kỹ năng vận bút, bút lực có mạnh mẽ vững vàng? Các thể chữ có tương xứng, đường nét bay bổng mềm mại hoặc cương kiện hào hùng khí khái?
Các điểm ấy xin được thâu tóm qua bài thơ.
"Thần thoát tỏa trong từng nét bút
Ý vút cao vi diệu vô cùng
Trí tinh tường sáng bừng trang chữ
Khí hào ùng sấm động âm vang."
- Đăng Học -
Chỉ cần hai tiêu chí trên thôi là đối với tôi tác phẩm ấy đã rất thành công rồi. Nói nói tóm lại thì quan niệm về cái đẹp vẫn nằm ở cảm quan của mỗi một con người, mỗi người nhìn vào tác phẩm thì lại có những đánh giá của riêng mình, chính vì vậy, tôi nghĩ rằng đẹp hay không nằm ở cái tâm của người thưởng lãm.
Trước khi kết thúc bài viết này, tôi gợi ý các bạn nên đọc qua bài viết "Những vấn đề cần lưu ý đối với một người viết thư pháp".
Nếu như các bạn có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến bài viết này, xin vui lòng để lại bình luận phía dưới bài viết, tôi sẽ trực tiếp trả lời các bạn trong thời gian sớm nhất.
Tuy nhiên theo quan điểm của bản thân cá nhân tôi, việc đánh giá một tác phẩm đẹp hay không còn dựa vào một số những yếu tố chủ yếu như sau:
Trong mỗi dịp tết đến xuân về, tôi biết nhiều người mua tranh của tôi chỉ vì họ thấy đó là việc nên làm vào dịp tết, hoặc đó là bởi vì nét văn hóa của dân tộc. Chính vì thế mà tôi tìm đến khách hàng của mình vào những ngày trong năm, thông qua trang fanpage và các trang rao bán một phần cũng vừa để tìm hiểu về nhu cầu của mọi người, một phần cũng để xem xét cái nhìn của mọi người về cái đẹp. Nếu như một tác phẩm của tôi được nhiều người chào đón, đặt mua trong những ngày không phải dịp lễ, tết thì tôi biết rằng tác phẩm của tôi trong thời điểm hiện tại là một tác phẩm đẹp.
1. Luôn đẹp ở mọi lúc, mọi nơi và với mọi người.
Không biết có phải do bản thân tôi là một người quá cầu toàn hay không, nhưng thực tế thì đối với tôi, một bức chữ thư pháp đẹp ngoài những tiêu chí ở trên, nó phải mang được tính nghệ thuật thực sự, đó là sự tái sinh cái đẹp một cách hoàn hảo theo thời gian. Mỗi tác phẩm mà tôi viết ra, tôi đều thường xuyên xem xét lại chúng để tự mình rút ra kinh nghiệm và xem xét xem liệu tác phẩm ấy có đẹp hay không. Nếu sau một thời gian nhìn lại, tác phẩm ấy trở nên xấu đi thì tôi biết rằng đó chưa phải là một tác phẩm đẹp.Trong mỗi dịp tết đến xuân về, tôi biết nhiều người mua tranh của tôi chỉ vì họ thấy đó là việc nên làm vào dịp tết, hoặc đó là bởi vì nét văn hóa của dân tộc. Chính vì thế mà tôi tìm đến khách hàng của mình vào những ngày trong năm, thông qua trang fanpage và các trang rao bán một phần cũng vừa để tìm hiểu về nhu cầu của mọi người, một phần cũng để xem xét cái nhìn của mọi người về cái đẹp. Nếu như một tác phẩm của tôi được nhiều người chào đón, đặt mua trong những ngày không phải dịp lễ, tết thì tôi biết rằng tác phẩm của tôi trong thời điểm hiện tại là một tác phẩm đẹp.
2. Tác phẩm thư pháp đẹp phải mang theo trong mình một câu chuyện của riêng nó.
Tại sao lại thế ư? Trong cách nhìn của tôi về cái đẹp, và từ những bài học tôi rút ra được từ những người đã thành công đi trước, tôi nhận thấy ở trong mỗi bức tranh, mỗi tác phẩm thư pháp của họ đều có một câu chuyện riêng. Câu chuyện ấy có thể là cảm hứng để tác giả sáng tác nên tác phẩm, cũng có thể là cách mà tác giả thể hiện trên trang giấy. Ví dụ như khi ta vẽ một người con gái với câu đề từ rằng "Thân em như tấm lụa đào, phất phơ giữa chợ biết vào tay ai" thì hình ảnh người con gái ấy phải làm nổi bật nên một số phận long đong, không biết nay thế nào, mai ra sao. Vì thế mà việc lựa chọn hình ảnh một người vũ nữ kinh kịch sẽ là thích hợp hơn việc chúng ta lựa chọn hình ảnh một cô gái hiện đại để đưa vào tác phẩm.Chỉ cần hai tiêu chí trên thôi là đối với tôi tác phẩm ấy đã rất thành công rồi. Nói nói tóm lại thì quan niệm về cái đẹp vẫn nằm ở cảm quan của mỗi một con người, mỗi người nhìn vào tác phẩm thì lại có những đánh giá của riêng mình, chính vì vậy, tôi nghĩ rằng đẹp hay không nằm ở cái tâm của người thưởng lãm.
Trước khi kết thúc bài viết này, tôi gợi ý các bạn nên đọc qua bài viết "Những vấn đề cần lưu ý đối với một người viết thư pháp".
Nếu như các bạn có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến bài viết này, xin vui lòng để lại bình luận phía dưới bài viết, tôi sẽ trực tiếp trả lời các bạn trong thời gian sớm nhất.