Hiện nay, nghệ thuật thư pháp đang dần trở lại với vị thế là một bộ môn dành cho những người yêu thích chữ nghĩa và kỹ thuật tạo tác thông qua công cụ bút, nghiên giấy, mực.
Khi còn đi học trên ghế nhà trường chúng ta cũng từng nghe về tác phẩm "Chữ người tử tù" có ông Huấn Cao và vị quản ngục, những ai đọc qua tác phẩm này cũng đều có một cảm xúc dâng trào về thư pháp, cũng muốn mường tượng, tìm hiểu xem thư pháp là cái gì? Thế nào là thư pháp?
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về khái niệm Thư pháp cũng như ý nghĩa của bộ môn này trong cuộc sống nhé.
Định nghĩa "Thư pháp là gì?"
"Thư pháp" là một từ Hán Việt. Về mặt chiết tự, "thư" có nghĩa là viết (động từ), "pháp" có nghĩa là phép (là khuôn phép nhất định để mọi người tuân theo), là cách thức. Hiểu một cách ngắn gọn là cách viết chữ hay phép viết chữ.
Theo Từ Nguyên của Trung Quốc thì "dĩ văn tự kí tải sự vật viết Thư" và "Xưng thiện kì sự giả viết Pháp" có nghĩa là "lấy văn tự để chuyển tải nội dung thông tin của sự và vật thì gọi là Thư" và "sự đã qua quá trình hoàn thiện thì gọi là Pháp".
Với nghĩa này, thư pháp cũng được hiểu là loại hình nghệ thuật bắt nguồn từ sự diễn đạt chữ viết.
Hoặc:
Thư pháp là cách viết chữ có những kỹ thuật đặc trưng dựa trên mỹ học để tạo nên cảm nhận sâu sắc trong từng ký tự
Nguồn gốc của thư pháp
- Sự xuất hiện của hình họa:
- Sự xuất hiện của ngôn ngữ
- Sự xuất hiện của ký tự:
- Sự xuất hiện của thư pháp
Nghệ thuật thư pháp là gì?
Thư pháp không chỉ dừng lại ở việc viết chữ, mà còn là một hình thức nghệ thuật, nơi mà người nghệ sĩ thể hiện tâm tư, tình cảm qua từng nét bút. Nghệ thuật này là sự kết hợp giữa kỹ thuật và sáng tạo, mang lại vẻ đẹp tinh tế, hài hòa và sâu sắc. Mỗi tác phẩm thư pháp là một bức tranh sống động thể hiện cái nhìn và cảm xúc của người nghệ sĩ.
Để làm được điều đó người viết chữ phải biết tới một số những kiến thức liên quan tới nhãn lực của người thưởng lãm, ví dụ như:
- Kiến thức về mỹ học
- Kiến thức về nghệ thuật đường nét, hội họa
- Văn hóa của các quốc gia, khu vực trên thế giới
Calligraphy nghĩa là gì?
Tương tự như vậy từ "Calligraphy" trong ngôn ngữ phương Tây cũng có nghĩa là cách viết chữ đẹp. Calligraphy là kết hợp hai từ Calli và Graphy.
Calli có nguồn gốc từ Hy Lap là Kalli, phát sinh từ Kallos có nghĩa là vẻ đẹp và từ Graphy có gốc Hy Lạp là Graphein, có nghĩa là viết chữ.
Vì vậy, thư pháp có nghĩa chung nhất là cách viết chữ đẹp".
Thư pháp Việt là gì?
Như vậy "thư pháp" được hiểu là nghệ thuật chữ viết. Qua đó chúng tôi xin tạm đưa ra định nghĩa như sau cho thư pháp Việt:
Thư pháp Việt (đương đại) là một loại hình nghệ thuật tạo hình chữ viết các hệ chữ La-tinh. Viết thư pháp. Sử dụng bút lông và mực xạ làm phương tiện chủ đạo để truyền tải nội tâm của người viết lên các loại chất liệu. Ứng dụng một số kỹ thuật vận bút của nghệ thuật thư pháp phương Đông và áp dụng thêm cách thức riêng để phù hợp với các hệ chữ La-tinh. Đây là một hình thức giao thoa giữa hai nền văn hóa Đông - Tây tạo nên một loại hình nghệ thuật truyền thống đặc trưng.
Nếu dùng bút lông mực xạ viết một cách rập khuôn theo một bộ chữ nhất định thì tạm gọi là viết "thư pháp". Nhưng khi người viết truyền được nội tâm của mình vào tác phẩm, những đường nét thể hiện sự độc đáo xuất thần không rập khuôn thì khi đó những tác phẩm được tôn lên một giá trị cao hơn gọi là "nghệ thuật thư pháp".
Chữ Trung Hoa hay chữ La-tinh vốn chỉ là những đường nét sắp xếp trên mặt giấy mà cấu thành chữ. Chữ Hán thì có kết cấu vuông gọn gàng được chia đều theo chiều ngang và chiều dọc, còn chữ La-tinh thì được viết dài theo chiều ngang, có chữ dài chữ ngắn, khi kết hợp các chữ với nhau phải tạo thành khối.
Nên khi thể hiện một tác phẩm thư pháp bằng chữ La-tinh lại gặp phải những trở ngại rất khó khi sắp xếp bố cục, phải kết hợp theo phong cách của mỹ thuật Tây phương mới thành.
Một tác phẩm thư pháp được xem như là một tấm tranh mà là tấm tranh chữ.
Nghệ thuật thư pháp đương đại Việt Nam đáp ứng được nhu cầu yêu thư pháp của người dân, gợi lại hình ảnh ông đồ mà lâu nay vắng bóng. Người dân Việt đọc được và hiểu được thư pháp của người Việt.
Các tác phẩm thơ văn được nét chữ thư pháp thể hiện trang trọng đồng thời những lời hay ý đẹp cũng được truyền bá rộng rãi hơn, cũng như nâng cao giá trị của nội dung trở thành những tác phẩm tranh chữ nghệ thuật. Như vậy sự phát triển của nghệ thuật thư pháp Việt đương đại là một điều tất yếu.
Thư Đạo là gì?
"Thư"
là chữ, và "Đạo" là con đường, là thứ đúng đắn, chuẩn mực.
"Thư đạo" có một hệ thống lý
luận và thực hành riêng, với mục đích chính là giáo dục con người, rèn luyện
tâm trí.
"Thư
đạo" còn mang một ý nghĩa khác đó là "con đường của chữ nghĩa",
hay "Thư pháp", hoặc có thể hiểu rằng đó chính là cách để viết
chữ đẹp.
Như
vậy, có thể tổng kết lại rằng:
"Thư
đạo là khoa học rèn luyện nhân tâm thông qua các phương pháp viết chữ"
Học
viết thư pháp mới chỉ là biểu hiện của việc học thư đạo. Ngoài việc
nghiên cứu con chữ, người học thư pháp phải nắm được nội dung và bản chất bên
trong.
Quan điểm về thư pháp của Thanh Phong
Đối với tôi, thư pháp đơn thuần là cách thức để viết chữ.
Trong đó, viết chữ đẹp là một nhánh nhỏ.
Khi so sánh với Grafiti, tôi thấy thư pháp có những luật lệ đặc hữu mà Grafiti (một bộ môn nghệ thuật tạo hình cho con chữ) không sở hữu.
Khi mà Grafiti phải tô đi tô lại nhiều lần, thì thư pháp là cách viết sử dụng bút lông và chỉ đi một lần một nét, coi trọng bút pháp cá nhân và không ưu ái vấn đề đồ nét nhiều lần.
Nhiều người còn hỏi tôi về khái niệm về thư đạo.
Dưới góc nhìn cá nhân, thư đạo đối với tôi giống như một trường phái tu tập, sử dụng chữ nghĩa để định hình cá tính bản thân, hướng đến cái chân thiện mỹ, rất giống với một trường phái, loại hình tôn giáo.
Vấn đề biểu đạt tâm tư qua nét chữ
Mỗi nét chữ trong thư pháp đều mang một ý nghĩa sâu sắc, là sự thể hiện tâm tư và tình cảm của người viết. Thông qua các tác phẩm thư pháp, người nghệ sĩ có thể truyền tải những thông điệp về cuộc sống, tình yêu, và triết lý nhân sinh. Đây là cách để người viết kết nối với người xem qua từng nét bút, tạo nên sự đồng cảm và thấu hiểu.
Những câu hỏi thường gặp về thư pháp
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp của những người mới viết thư pháp hay thắc mắc, Thanh Phong tổng hợp lại để giải thích cho mọi người.
Người viết thư pháp cần những đồ dùng gì?
Bất cứ người viết chữ đẹp nào cũng đều phải chuẩn bị đồ dùng trước khi tập luyện và thể hiện các tác phẩm.
Đối với thư pháp nói chung và thư pháp Việt nói riêng, người viết chữ cần ít nhất 4 món đồ được gọi là "Văn phòng tứ bảo" bao gồm: Bút, nghiên, giấy, mực".
Vì sao người mới học cần biết tới khái niệm Thư pháp là gì?
Đối với những người mới, nếu không nắm rõ khái niệm thư pháp là gì một cách thấu đạt, việc bạn lựa chọn phương pháp luyện tập hoặc con đường tập luyện bị sai lầm là rất dễ hiểu.
Hiện nay, nhiều người chỉ nghĩ rằng cầm bút lông, viết được chữ thì đã được gọi là thư pháp gia, nhưng thực tế, người viết thư pháp không chỉ phải am hiểu về chữ nghĩa mà còn phải tìm hiểu và học hỏi không ngừng để nắm vững những kiến thức mỹ học của đường nét, kỹ thuật tạo dựng con chữ.
Người viết thư pháp được gọi là gì?
Tại Việt Nam, người viết thư pháp thường được gọi là ông đồ, bà đồ."Thư" trong "thư pháp" có nghĩa là gì?
"Thư" trong "thư pháp" có nghĩa là chữ."Thư đạo" với "thư pháp" giống và khác nhau ở điểm nào?
Giống:
Đối
tượng nghiên cứu chính yếu là con chữ
Sử
dụng các công cụ viết chữ hay văn phòng tứ bảo để thể hiện con chữ.
Khác:
Thư đạo là cấp độ đặc biệt riêng rẽ trong lĩnh vực thư pháp. Không nói về phương pháp viết chữ mà thư đạo là cách người viết chữ tự hoàn thiện bản thân thông qua việc nghiên cứu ý nghĩa, chiêm nghiệm con chữ trong tư tưởng hoặc dùng phương pháp viết chữ để thể hiện ý nghĩa của những ký tự.
Thư pháp thường được thể hiện qua đâu?
Thư pháp được thấy ở nhiều nơi, trên bảng hiệu, thiết kế logo, phong bao lì xì, các vật dụng trang trí, đồ dùng thường ngày để làm tăng thêm tính thẩm mỹ.
Các kỹ thuật cơ bản trong thư pháp bao gồm những gì?
Thư pháp không chỉ đòi hỏi sự khéo léo trong kỹ thuật mà còn yêu cầu sự tinh tế trong nghệ thuật. Người nghệ sĩ phải hiểu rõ về cấu trúc chữ viết, cách thức cầm bút, và sử dụng lực để tạo ra những nét chữ uyển chuyển và có hồn. Mỗi nét chữ là một phần của tổng thể, và người nghệ sĩ phải biết cách kết hợp chúng để tạo ra một tác phẩm hài hòa.
Các kỹ thuật cơ bản có thể kể tới bao gồm:
- Cách cầm bút
- Cách lấy mực
- Các tạo dựng những nét
- Cách tạo dựng đường
- Cách hành bút thông dụng:
Có hai lối hành bút chính là trung phong hành bút (lối viết mà ngọn bút lông đi vào chính giữa hướng đi của nét) và thiên phong hành bút (ngọn bút lông đi lệch so với hướng di chuyển của nét).Một số bức thư pháp tham khảo
Lịch Sử Hình Thành và Phát Triển
Thư pháp có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng đã du nhập và trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước. Trải qua dòng chảy của thời gian, thư pháp không chỉ được sử dụng trong các văn bản hành chính và tôn giáo mà còn phát triển thành một loại hình nghệ thuật phổ biến trong đời sống văn hóa của người Việt.
Khởi Đầu và Sự Du Nhập
Thư pháp bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ thời kỳ Bắc thuộc, khi văn hóa Trung Hoa có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đất nước. Ban đầu, thư pháp được sử dụng chủ yếu trong các văn bản hành chính và tôn giáo, là công cụ để truyền tải thông điệp của chính quyền và tôn giáo đến với người dân. Qua thời gian, thư pháp đã trở thành một phần không thể thiếu trong các nghi lễ và phong tục truyền thống.
Sự Phát Triển Qua Các Thời Kỳ
Sự Đổi Mới Trong Thời Hiện Đại
Trong thời hiện đại, thư pháp đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Nhiều nghệ sĩ trẻ đã không ngừng tìm tòi và sáng tạo, kết hợp giữa truyền thống và phong cách hiện đại để tạo ra những tác phẩm mới lạ và độc đáo. Sự đổi mới này không chỉ giúp thư pháp giữ được sức sống mà còn mở rộng phạm vi ứng dụng của nó trong đời sống đương đại.
Thư pháp Việt hiện đại có xuất hiện thêm một loại hình mới là sự kết hợp giữa đồ dùng của thư pháp truyền thống và bảng chữ Latinh (hệ chữ Quốc Ngữ)
Đôi điều về thư pháp các nước trên thế giới
Thư pháp không chỉ là của riêng Trung Quốc, bản thân thư pháp được hình thành và phát triển trong nội tại những quốc gia dân tộc có nét chữ riêng và cho đến nay ta chưa thể hiểu và xác định được một cách chính xác nước nào là quốc gia đầu tiên hình thành nên bộ môn nghệ thuật này.
Từ rất xa xưa, ở các quốc gia trên thế giới đã biết và sử dụng thư pháp vào những mục đích chính như chép kinh, chép sử, treo trong nhà, vân vân... và dưới đây là một số những nét khái quát điển hình về nền thư pháp của các nước.
Thư pháp của Trung Quốc:
Là môn nghệ thuật được nhiều người biết đến, với nhiều phong cách, trường phái khác nhau một cách đa dạng, cho đến tận ngày hôm nay, chữ thư pháp của Trung Quốc được biết đến như là một trong những loại hình đã gắn chặt với lịch sử của quốc gia này.
Thư pháp Nhật Bản
Có một sự gần gũi với thư pháp Trung Quốc, nhưng thư pháp của Nhật được biết đến là một nghệ thuật trọng về khí và thường được biết đến gần hơn với những vị thiền sư, những người có phẩm hạnh, đạo đức trong xã hội. Thư pháp Nhật Bản có một đặc điểm nổi bật ở bố cục chữ và thể chữ rất có hồn, xuất thần mà người Nhật thường yêu thích nhất chính là những đường tròn hoàn hảo.
Thư pháp các nước phương Tây
Là một điển hình của việc sử dụng chữ ngòi bút cứng để tạo nên các dạng bố cục chữ ký tự la tinh, thư pháp phương Tây là một nghệ thuật ứng dụng nhiều trong việc tạo bộ nhận diện thương hiệu, logo, hình ảnh cho doanh nghiệp. Chính vì thế mà thể loại này rất được ưa chuộng tại các đất nước phát triển như Mỹ.
Ý nghĩa của thư pháp trong cuộc sống
- Thư pháp là sản phẩm nghệ thuật của đường nét:
Mỗi một tác phẩm được tạo ra đều là sự tính toán một cách tỉ mỉ về đường, nét. Người luyện chữ cần phải trải qua quá trình rèn luyện lâu dài để có được nét bút chuẩn xác, thể hiện rõ ràng ý tưởng trong đầu. Đây là cả một quá trình hết sức lâu dài.
- Thư pháp có tính ứng dụng cao:
Không những trong quảng cáo, thư pháp có thể sử dụng để thiết kế logo, tạo ra các biểu ngữ, các thiệp mừng, các sản phẩm có ý nghĩa khác phục vụ nhiều tầng lớp người xem khác nhau. Bộ môn này cũng là một môn học giúp cho con người có thể trưởng dưỡng về nhận thức và hành vi.
- Thư pháp mang lại niềm vui cho người luyện tập
Đối với những ai đã luyện tập chữ nghĩa lâu dài, thì mỗi khi được cầm cây bút và thả hồn vào những đường nét thì đó là một cảm giác vô cùng tuyệt vời. Khi bạn thực hiện thành công một tác phẩm sau hàng trăm lần thất bại thì điều bạn nhận được lúc đó sẽ là trạng thái nâng nâng, phấn chấn đến lạ thường.
Là cội nguồn xuyên suốt, gắn kết các loại hình nghệ thuật với nhau.
- Sự Hài Hòa Giữa Truyền Thống và Sáng Tạo
Thư pháp Việt Nam là sự kết hợp hoàn hảo giữa truyền thống và sáng tạo. Người nghệ sĩ không chỉ giữ gìn những giá trị văn hóa cổ truyền mà còn không ngừng tìm kiếm những cách thể hiện mới mẻ và độc đáo. Sự sáng tạo này giúp thư pháp luôn tươi mới, phù hợp với xu hướng hiện đại nhưng vẫn giữ được bản chất tinh tế của nó.